26/04/2014 11:06 GMT+7

Thủ tướng Yingluck đàm phán với lãnh đạo Đảng Dân chủ

ANH DUY
ANH DUY

TTO - Căng thẳng chính trị nhiều tháng qua tại Thái Lan có khả năng xuống thang khi Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra đồng ý đàm phán với lãnh đạo Đảng Dân chủ Abhisit Vejjajiva.

xIITRCER.jpgPhóng to
Ông Abhisit Vejjajiva - lãnh đạo Đảng Dân chủ - đề xuất cuộc đàm phán với bà Yingluck để giải quyết khủng hoảng chính trị - Ảnh: Reuters

Bangkok Post chiều 25-4 đưa tin chính ông Abhisit đã “phát pháo” trước khi đề nghị gặp bà Yingluck đàm phán. Với truyền thông, ông Abhisit từ chối tiết lộ chi tiết kế hoạch giải quyết khủng hoảng của mình vào thời điểm này vì lo ngại các lực lượng chống đối biết trước hành động sẽ cản trở nỗ lực của ông.

Theo kế hoạch sơ bộ, ông Abhisit sẽ mời các lực lượng chính trị chính tham gia vào quá trình hòa giải, xử lý khủng hoảng. Thành phần tham dự là 3 bên “nòng cốt” gồm Ủy ban cải cách dân chủ (PDRC) do lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban làm tổng thư ký, Đảng Pheu Thai của bà Yingluck, Đảng Dân chủ của ông Abhisit, và có khả năng mời cả Mặt trận Dân chủ chống độc tài (UDD) - tức phe Áo đỏ ủng hộ bà Yingluck, tham gia.

Đáp lại kêu gọi tổ chức một cuộc đàm phán giữa các bên, bà Yingluck đánh giá cao đề nghị của ông Abhisit và nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết khủng hoảng chính trị hiện nay trong khuôn khổ hiến pháp, bao gồm tổ chức một cuộc tổng tuyển cử hợp hiến. Còn ông Abhisit hi vọng “ông Suthep sẽ đến dự buổi đàm phán này”.

Tuy nhiên, lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban dường như thờ ơ trước đề nghị này. Ông cáo buộc phía chính phủ và ông Abhisit không thân thiện, “cuộc đàm phán này không có vấn đề gì nếu tôi hiểu họ, làm việc và gần gũi với họ. Nhưng tiếc là họ không dám đương đầu với tôi”. Lãnh đạo biểu tình Suthep còn bạo miệng tuyên bố: “Suthep - người từng trải chính trường 36 năm không còn ở đây nữa. Tôi giờ là một trưởng thôn (kamnan) chỉ chú ý đến yêu cầu của người dân mà thôi. Tôi không lắng nghe bất cứ ai, chỉ lắng nghe người dân”.

Còn Surat Thani - một nhân vật từng phục vụ trong nội các chính phủ thời ông Abhisit cầm quyền, chỉ trích kịch liệt cuộc đàm phán lần này, “đừng tự chỉ định mình thành một trung gian hòa giải”.

Trong khi các bên “năm người mười ý” không nhường nhau, Hãng đánh giá tín dụng Moody's ngày 26-4 đã cảnh báo nếu khủng hoảng chính trị vẫn tiếp tục leo thang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Thái Lan, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất và du lịch. Dù vậy Moody's vẫn xếp hạng trái phiếu Chính phủ Thái Lan ở mức Baa1 - mức triển vọng ổn định về tín dụng khi đánh giá sức mạnh tài chính của Chính phủ Thái Lan vẫn còn rất cao.

ANH DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp