28/11/2022 14:44 GMT+7

Thủ tướng và 3 bộ trưởng dự diễn đàn tăng trưởng xanh tại TP.HCM

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Trong quá trình phát triển kinh tế xanh, Việt Nam xác định lấy người dân làm trung tâm, chủ thể, mọi chính sách cần hướng đến người dân và người dân phải được tham gia chính sách và thụ hưởng những kết quả này.

Thủ tướng và 3 bộ trưởng dự diễn đàn tăng trưởng xanh tại TP.HCM - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan và tìm hiểu các sản phẩm kinh tế xanh tại Diễn đàn & Triển lãm kinh tế xanh (GEFE) 2022 khai mạc sáng nay 28-11 tại TP.HCM - Ảnh: N.BÌNH

Diễn đàn & Triển lãm kinh tế xanh (GEFE) 2022 khai mạc sáng nay 28-11 tại TP.HCM đã thu hút hơn 150 chuyên gia, diễn giả đến từ chính phủ châu Âu, khối tư nhân châu Âu và Việt Nam. 

Đặc biệt, sự tham gia của Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng ba bộ trưởng của Việt Nam (Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan) cho thấy Việt Nam rất quan tâm và đặt nhiều nỗ lực cho mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh. 

Phát biểu với cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam một trong năm quốc gia chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu nên việc phát triển xanh, chống biến đổi khí hậu rất quan trọng với Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã phê duyệt chiến lược phát triển xanh và nỗ lực cho các cam kết này. 

Tuy nhiên, phát triển xanh, chống biến đổi khí hậu không phải nỗ lực của một quốc gia, không quốc gia nào đứng ngoài cuộc nên cần có sự thống nhất toàn cầu. Theo Thủ tướng, cần đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác quốc tế trong chống biến đổi khí hậu. 

"Chống biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế số tác động đến toàn dân nên cần có sự hợp tác của toàn dân. 

Lấy người dân làm trung tâm, chủ thể, mọi chính sách hướng đến người dân, và người dân phải được tham gia chính sách và thụ hưởng những kết quả này. Chống biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế số là xu thế tất yếu trên thế giới hiện nay", Thủ tướng khẳng định. 

Hiện nay Việt Nam đang xây dựng các mục tiêu lớn là năm 2030 là nước phát triển hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước thu nhập cao. 

Để làm được điều này, Việt Nam tập trung vào ba trụ cột: Thứ nhất là tình hữu nghị Việt Nam và EU; Thứ hai là xây dựng nhà nước pháp quyền - của dân, do dân, vì dân. Và thứ ba là xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Xuyên suốt ba trụ cột này là lấy con người làm mục tiêu, chính vì vậy Việt Nam sẽ không hy sinh các vấn đề về môi trường.

Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi, Việt Nam đang nỗ lực rất nhiều, vì thế cần thêm sự hỗ trợ từ Liên minh châu Âu về công nghệ tiên tiến, nguồn vốn xanh và rẻ, đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn vốn. Bởi các nỗ lực cuối cùng là để người dân có thể tiếp cận các dịch vụ, sản phẩm với giá thành phù hợp nhất. 

Theo ông Alain Cany - chủ tịch EuroCham, sự kiện này sẽ thúc đẩy hợp tác phát triển bền vững EU - Việt Nam thông qua đối thoại toàn diện, phối hợp đầu tư, chia sẻ kiến ​​thức và chuyển giao công nghệ. 

Mục tiêu chính của GEFE 2022 là hỗ trợ Việt Nam đáp ứng các cam kết tại COP26 và hoàn thành các mục tiêu phát triển được nêu trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030. 

Thủ tướng và 3 bộ trưởng dự diễn đàn tăng trưởng xanh tại TP.HCM - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và bộ trưởng Hà Lan tại gian hàng của các doanh nghiệp - Ảnh: N.BÌNH

Ủy viên Liên minh châu Âu về Môi trường, Đại dương và Ngư nghiệp - ông Virginijus Sinkevičius chia sẻ điều thuận lợi là Việt Nam và EU đều có kế hoạch tham vọng về một nền kinh tế xanh đến năm 2030, tiến tới các cam kết giảm phát thải cacbon, điện hóa ngành giao thông vận tải, bảo vệ sự đa dạng hệ sinh thái... 

Không dừng lại đó, hai bên còn có thể hợp tác ở lĩnh vực logistics, những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, gỗ, trang thiết bị máy móc, điện thoại.

Ông Phan Văn Mãi, chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết TP xác định trách nhiệm tiên phong trong thực hiện các chiến lược, chính sách phát triển bền vững của quốc gia. 

Trong đó có cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP 26, TP xác định rõ mục tiêu là theo đuổi tiến trình phục hồi xanh và bao trùm. Tích cực tham gia các xu thế lớn của thế giới như xu thế mở cửa, xu thế chuyển đổi xanh, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức... 

"Tại diễn đàn này, TP kêu gọi các nhà đầu tư châu Âu đầu tư vào TP theo các định hướng phát triển nêu trên, TP cam kết đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, sẵn sàng lắng nghe các góp ý của chuyên gia, tổ chức quốc tế cho sự triển của TP", chủ tịch TP khẳng định. 

GEFE diễn ra từ hôm nay 28-11 đến hết ngày 30-11 là sự kiện do EuroCham Việt Nam tổ chức nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt được cam kết tại Hội nghị COP26, và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được nêu trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

Doanh nghiệp châu Âu muốn chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh Doanh nghiệp châu Âu muốn chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh

TTO - Quá trình phát triển kinh tế xanh của châu Âu đã trải qua hơn 20 năm và việc đi trước này cũng giúp châu Âu có những bài học kinh nghiệm riêng để chia sẻ với Việt Nam.

N.BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp