Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha chụp ảnh cùng người ủng hộ - Ảnh: Reuters
Bangkok Post ngày 14-2 dẫn lời ông Wissanu cho biết vấn đề này được quyết định tại cuộc gặp với Ủy ban bầu cử (EC) và nhiều cơ quan khác. Cuộc họp được triệu tập sau khi Thủ tướng Prayuth chấp nhận đại diện cho Đảng Palang Chasarath tranh cử chức thủ tướng tại cuộc bầu cử dự kiến ngày 24-3 tới.
Theo Phó thủ tướng Wissanu, cuộc gặp với EC cũng thông qua nghị quyết quy định cụ thể về hành động của ông Prayuth trước bầu cử. Thủ tướng đã được thông báo về nghị quyết này.
Nghị quyết dựa trên các khoản 70, 76 và 78 của Luật bầu cử Thái Lan, theo đó cấm những người không phải là thành viên của một đảng và các ứng viên đang nắm giữ những vị trí chính trị không được phép tham gia các chiến dịch tranh cử.
Những điều khoản nhấn mạnh các quan chức và người nắm giữ vị trí chính trị phải thực hiện các nhiệm vụ trong khuôn khổ trách nhiệm pháp lý của mình, cho dù những việc này ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử của họ như thế nào đi nữa.
Trong khi đó, các đảng khác như Đảng Dân chủ của cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva kêu gọi thủ tướng Prayuth tham gia các cuộc tranh luận với những ứng viên khác để trình bày về quan điểm trước công chúng. "Người dân có quyền so sánh các ứng viên" - ông Abhisit nói.
Chính trường Thái Lan càng tiến gần đến ngày bầu cử càng trở nên nóng. Sau khi công chúa Ubolratana chấp nhận đại diện cho Đảng Thai Raksa Chart tranh cử, nhưng sau đó bị Hoàng gia Thái Lan ngăn cấm, đảng này đang đứng trước nguy cơ bị giải tán.
Tuy nhiên, Thai Raksa Chart ngày 13-2 kêu gọi Tòa án Hiến pháp xem xét lại các cáo buộc của EC, cho rằng các cáo buộc này không được điều tra kỹ càng. Các cáo buộc của EC, trong đó khẳng định việc để thành viên hoàng gia tham gia chính trường là vi hiến, có thể khiến Thai Raksa Chart bị xóa sổ và các thành viên lãnh đạo bị cấm hoạt động chính trị 10 năm.
Căng thẳng cũng làm xuất hiện hàng loạt tin đồn, trong đó tin đồn được lan truyền nhiều nhất là khả năng xảy ra đảo chính.
Chỉ huy lục quân Thái Lan, tướng Apirat Kongsompong, ngày 14-2 tiếp tục bác bỏ tin đồn đảo chính và kêu gọi các lực lượng vũ trang trung lập về chính trị, nhất là trước thềm cuộc bầu cử.
"Tôi đã nói các lực lượng rằng họ nên cẩn trọng trong mọi bước để tránh trở thành mục tiêu (của mạng xã hội). Các ý đồ của một số thành phần chính trị là nhằm tạo ấn tượng sai rằng sắp có nổi dậy" - tướng Apirat nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận