26/05/2024 11:57 GMT+7

Thủ tướng nhiều lần nhắc 6 bài học tăng năng suất lao động

Thủ tướng nhiều lần nhắc tới 6 bài học thu được từ các tham luận, phát biểu, chia sẻ của các chuyên gia, đại biểu, đại diện doanh nghiệp, nhà nghiên cứu về tăng năng suất lao động.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nói về năng suất lao động - Ảnh: DANH KHANG

Thủ tướng Phạm Minh Chính nói về năng suất lao động - Ảnh: DANH KHANG

Ngày 26-5, Thủ tướng tham dự diễn đàn Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024 do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức nhân Tháng Công nhân 2024, chào mừng kỷ niệm 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (28-7-1929 - 28-7-2024).

Thủ tướng: 6 bài học tăng năng suất lao động

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 6 bài học về tăng năng suất lao động bao gồm:

1. Yêu nghề, yêu lao động

2. Luôn luôn học hỏi, đề cao kiến thức và tay nghề

3. Tuân thủ kỷ luật về vệ sinh an toàn lao động, xây dựng môi trường lao động lành mạnh, bình đẳng

4. Luôn luôn đổi mới sáng tạo

5. Được đãi ngộ thỏa đáng về vật chất, nhất là tiền lương, phúc lợi xã hội, khen thưởng, tôn vinh người lao động.

6. Chính phủ, Công đoàn và các chủ thể có liên quan phải xây dựng được hệ sinh thái lao động tốt

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá cao ý kiến đóng góp của các đại biểu về những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc cũng như cách làm hay, mô hình tốt, kiến nghị, đề xuất chính sách có giá trị trong tăng năng suất lao động.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tổng hợp đầy đủ các kiến nghị, đề xuất, hiến kế của đoàn viên, người lao động; tập trung rà soát, tiếp thu tối đa để hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định pháp luật liên quan và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện.

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam nghiên cứu, tiếp thu và có giải pháp tạo môi trường sinh thái tốt nhất cho đoàn viên, người lao động phát huy tính sáng tạo, đổi mới, yêu nước, yêu nghề.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng 95 công nhân có năng suất lao động cao, có thành tích tiêu biểu trong lao động sản xuất tham gia diễn đàn - Ảnh: DANH KHANG

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng 95 công nhân có năng suất lao động cao, có thành tích tiêu biểu trong lao động sản xuất tham gia diễn đàn - Ảnh: DANH KHANG

Năng suất lao động tăng, thu hẹp so với các nước

Theo Thủ tướng, từ năm 2011-2023, theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động tăng 2,7 lần, từ 70 triệu đồng/lao động lên 188,7 triệu đồng/lao động. Đây là mức cao so với khu vực và đang thu hẹp dần khoảng cách với các nước.

Theo Ngân hàng Thế giới, tính theo sức mua tương đương (PPP), giai đoạn 2021-2022, năng suất lao động Việt Nam tăng bình quân 4%/năm.

Mức này cao hơn nhiều bình quân chung của thế giới là 2% và đứng thứ 2 Đông Nam Á. Năng suất lao động bình quân của Singapore, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Philippines tăng lần lượt là 5,8%, 3,7%, 3,3%, 2,2%, 1,9% và 1,2%. Trong khi Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản tăng lần lượt 3,5%, 1,7% và 1,5%.

Tăng năng suất lao động góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Trong quý 1-2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng, tăng 549.000 đồng so với cùng kỳ năm 2023.

Bên cạnh kết quả đạt được, Thủ tướng nhấn mạnh năng suất lao động Việt Nam giai đoạn 2021-2023 thấp hơn mục tiêu 5,5%/năm.

Khoảng cách giữa các vùng miền, khu vực còn lớn, các yếu tố tăng năng suất lao động nhanh, bền vững gặp nhiều trở ngại, vướng mắc như hạ tầng, chuyển dịch lao động…

Dự báo tình hình quốc tế diễn biến khó lường, phức tạp, đất nước còn nhiều thách thức, khó khăn, ông Chính đề nghị bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, người lao động chung tay ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát…

Tiếp đó, các chủ thể liên quan đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược về thể chế, kết cấu hạ tầng, gắn đào tạo nguồn nhân lực với khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo…

Thủ tướng lưu ý tăng trưởng song hành với chăm lo, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động về đãi ngộ, tiền lương, phúc lợi xã hội, y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao.

Đặc biệt là về nhà ở, đơn cử như chương trình 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội.

Bản thân công nhân, lao động không ngừng trau dồi, tự học tập nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề, kinh nghiệm, khả năng thích ứng.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc, tăng năng suất lao động gắn liền với tăng thu nhập, chất lượng cuộc sống của mình, gia đình mình.

Năng suất lao động của TP.HCM tăng chậm hơn so với cả nướcNăng suất lao động của TP.HCM tăng chậm hơn so với cả nước

UBND TP.HCM vừa thông qua Chiến lược lao động và việc làm trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2023-2025 và tầm nhìn đến 2030, với những mục tiêu dài hơi về tỉ lệ lao động qua đào tạo, tăng năng suất lao động xã hội.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp