06/08/2023 12:54 GMT+7

Thủ tướng Nhật quan ngại về mối đe dọa hạt nhân từ Nga

Tại lễ tưởng niệm 78 năm vụ Mỹ ném bom hạt nhân xuống Hiroshima, Thủ tướng Kishida Fumio bày tỏ lo ngại khi quốc tế đang chia rẽ sâu sắc về giải trừ hạt nhân và mối đe dọa hạt nhân từ Nga.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có bài phát biểu tại lễ tưởng niệm 78 năm thảm họa bom hạt nhân ở Hiroshima, ảnh chụp ngày 6-8 - Ảnh: MAINICHI

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có bài phát biểu tại lễ tưởng niệm 78 năm thảm họa bom hạt nhân ở Hiroshima, ảnh chụp ngày 6-8 - Ảnh: MAINICHI

Ngày 6-8, Nhật Bản tổ chức lễ tưởng niệm 78 năm thảm họa hạt nhân khi Mỹ ném quả bom nguyên tử Little Boy xuống thành phố Hiroshima.

Lễ tưởng niệm bắt đầu vào đúng 8h15 sáng 6-8. Chính thời khắc này trong năm 1945, quả bom nguyên tử đầu tiên trong Thế chiến II đã được thả xuống thành phố Hiroshima, khiến khoảng 140.000 người thiệt mạng. 

Nhật Bản tưởng niệm 78 năm Mỹ ném quả bom nguyên tử xuống Hiroshima

Ba ngày sau đó (9-8-1945), Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ hai có tên "Fat Man" xuống thành phố Nagasaki, khiến 74.000 người chết. 

Hàng nghìn người, chủ yếu là những người đã sống sót, người thân và các quan chức từ 111 nước đã tham dự lễ tưởng niệm. Họ cầu nguyện cho những nạn nhân của thảm họa, đồng thời gửi đi thông điệp kêu gọi hòa bình cho thế giới.

Phút mặc niệm cho các nạn nhân trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima - Ảnh: AFP

Phút mặc niệm cho các nạn nhân trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima - Ảnh: AFP

"Nhật Bản, quốc gia duy nhất từng hứng chịu bom nguyên tử trong chiến tranh, sẽ tiếp tục nỗ lực hướng tới một thế giới không có hạt nhân" - Thủ tướng Kishida Fumio phát biểu tại buổi lễ tưởng niệm ở Hiroshima vào ngày 6-8. 

Tuy nhiên, ông Kishida cho rằng việc hướng đến một thế giới không có hạt nhân "đang trở nên khó khăn vì sự chia rẽ ngày càng sâu sắc trong cộng đồng quốc tế về việc giải trừ hạt nhân và mối đe dọa hạt nhân từ Nga".

Vì vậy, thủ tướng Nhật Bản kêu gọi khôi phục động lực quốc tế hướng tới hiện thực hóa thế giới không có hạt nhân.

Thủ tướng Kishida - người có gia đình ở Hiroshima - nhấn mạnh sự tàn phá do vũ khí hạt nhân gây ra cho Hiroshima và Nagasaki "không bao giờ được phép lặp lại".

Trước đó, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng nêu thông điệp tương tự dịp tưởng niệm thảm họa hạt nhân ở Hiroshima.

"Một số quốc gia đang liều lĩnh vung thanh kiếm hạt nhân một lần nữa, đe dọa sử dụng những công cụ hủy diệt này. Cộng đồng toàn cầu phải cùng nhau lên tiếng. Mọi hành vi sử dụng vũ khí hạt nhân đều không thể được chấp nhận" - ông Guterres nhấn mạnh. 

Theo AFP, đây là năm thứ hai liên tiếp Nhật Bản không mời Nga và Belarus tham dự buổi lễ vì cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine.

Hồi tháng 5-2023, Nhật Bản cũng chọn Hiroshima làm nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7. Thủ tướng Kishida đã nỗ lực đưa vấn đề giải trừ hạt nhân lên chương trình nghị sự. Ông cũng đưa các lãnh đạo G7 đến đài tưởng niệm và bảo tàng ở Công viên tưởng niệm hòa bình tại thành phố này.

Một số hình ảnh khác trong lễ tưởng niệm ngày 6-8:

Thị trưởng thành phố Hiroshima, ông Matsui Kazumi (bìa phải) và đại diện gia đình nạn nhân lưu giữ cuốn sổ ghi lại tên các nạn nhân trong thảm họa bom nguyên tử năm 1945 - Ảnh: AFP

Thị trưởng thành phố Hiroshima, ông Matsui Kazumi (bìa phải) và đại diện gia đình nạn nhân lưu giữ cuốn sổ ghi lại tên các nạn nhân trong thảm họa bom nguyên tử năm 1945 - Ảnh: AFP

Hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản trong Thế chiến II làm thiệt mạng khoảng 140.000 người ở Hiroshima và 74.000 người ở Nagasaki - Ảnh: AFP

Hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản trong Thế chiến II làm thiệt mạng khoảng 140.000 người ở Hiroshima và 74.000 người ở Nagasaki - Ảnh: AFP

Hàng nghìn người đã đến cầu nguyện cho những nạn nhân tại Công viên tưởng niệm hòa bình ở Hiroshima - Ảnh: AFP

Hàng nghìn người đã đến cầu nguyện cho những nạn nhân tại Công viên tưởng niệm hòa bình ở Hiroshima - Ảnh: AFP

Các em học sinh Nhật Bản dâng hoa tưởng niệm các nạn nhân trong thảm họa - Ảnh: AFP

Các em học sinh Nhật Bản dâng hoa tưởng niệm các nạn nhân trong thảm họa - Ảnh: AFP

Nga dọa hạt nhân và mở cửa đàm phánNga dọa hạt nhân và mở cửa đàm phán

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định không từ chối đàm phán hòa bình với Ukraine. Nhưng đồng thời, Matxcơva đặt ra lằn ranh đỏ về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp