24/10/2018 13:52 GMT+7

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ta phải có ý chí dân tộc mạnh mẽ hơn

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - “Quản trị quốc gia 100 triệu dân không phải điều đơn giản. Chúng ta đã cố gắng lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, phải cố gắng nhiều hơn nữa", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ta phải có ý chí dân tộc mạnh mẽ hơn - Ảnh 1.

Thủ tướng cho rằng nếu từ lãnh đạo đến người dân cứ lừng chừng, thiếu quyết tâm, thiếu đổi mới sáng tạo thì đất nước khó bứt phá - Ảnh: LÊ KIÊN

Sáng nay 24-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham gia phiên thảo luận tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách. Ông cảm ơn và trân trọng ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, hứa ghi nhận và biến các ý kiến xác đáng thành hành động của Chính phủ.

"Thắng lợi kép"

Theo Thủ tướng, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua, như Chính phủ đã báo cáo là tương đối toàn diện và tốt đẹp là điều đáng mừng.

"Quan trọng nhất là đời sống nhân dân, các tầng lớp xã hội được nâng lên một bước do chúng ta đạt được 'thắng lợi kép', không những tăng trưởng khá mà giá cả còn được giữ ổn định. Đồng tiền Việt Nam giữ được ổn định như hiện nay, trong khi một số nước xung quanh tiền của họ bị mất giá so với USD là một điều thành công", Thủ tướng nêu ví dụ.

Thủ tướng khẳng định các cân đối lớn của nền kinh tế đều tốt hơn trước, khả năng chống chịu trước những biến đổi của kinh tế thế giới là khá hơn trước, tuy chưa hoàn toàn an tâm.

"Uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế tốt hơn. Tôi hỏi các quan chức đi đàm phán với quốc tế thì anh em khẳng định là tiếng nói của Việt Nam ngày càng có trọng lượng. Vừa rồi đi tôi 4 chuyến lớn (ra nước ngoài), có thể cảm nhận là thế giới rất tôn trọng chúng ta do lời nói của chúng ta đi đôi với việc làm, phần lớn các đóng góp của Việt Nam được chấp nhận", Thủ tướng chia sẻ.

Thủ tướng nói về vai trò các thành phần kinh tế - Video: LÊ KIÊN

Nhưng người đứng đầu Chính phủ thừa nhận: "Tất nhiên còn rất nhiều tồn tại, bất cập mà báo cáo của Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội. Bản thân tôi đã thức trắng mấy đêm để chỉnh lý báo cáo đó".

Thủ tướng nêu "một điều vừa là nguyên nhân, vừa là một trong những bài học mà các cấp phải thấm nhuần, đó là chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ khó khăn, xử lý những vấn đề bất cập trong quá trình điều hành, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu".

"Kinh tế chúng ta luôn phải quan tâm, nhưng tôi muốn nói rằng tới đây chúng ta phải quan tâm hơn các vấn đề xã hội. Xã hội đang có nhiều vấn đề, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường, thế giới phẳng, cách mạng 4.0…, chúng ta phải nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để đảm bảo an toàn, hạnh phúc cho nhân dân", Thủ tướng nói.

Tinh thần là phát triển bao trùm, không để cho một thành phần nào đó rớt lại phía sau.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

"Đừng mặc áo quá đầu"

Thủ tướng nhấn mạnh rằng điều ông trăn trở nhất là "phải tìm động lực phát triển mới tốt hơn". 

Theo ông, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu với thế giới bên ngoài, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gấp đôi tổng GDP, chỉ một tác động nhỏ từ bên ngoài cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế.

"New York hay Bắc Kinh mà chứng khoán 'đỏ' là cũng lập tức ảnh hưởng đến chúng ta", Thủ tướng nói. "Chính vì vậy, phải đột phá vào khoa học công nghệ, phải tạo ra giá trị gia tăng cao cho sản phẩm".

Nói rằng nông nghiệp của chúng ta có nhiều thành tựu, là ngành kinh tế rất quan trọng nhưng giá trị gia tăng thấp, Thủ tướng nhấn mạnh phải tìm lối ra trong cuộc cách mạng công nghệ, tìm ra giá trị gia tăng mới trong chuỗi giá trị toàn cầu, không thể cứ luẩn quẩn mãi.

Từ đó, Thủ tướng lưu ý đến việc tháo gỡ những điểm nghẽn trong thể chế. Bởi hệ thống pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, hệ thống quy hoạch cũng cũ, ràng buộc lẫn nhau. Một lãnh đạo địa phương hiện nay rất khó nắm được bao nhiêu văn bản mà mình đang phải thực hiện.

Theo Thủ tướng, cần tạo động lực để kinh tế tư nhân lớn mạnh, giải quyết nhiều hơn nữa công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng… "Các đại biểu Quốc hội nêu mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp có đạt được không? Câu hỏi đặt ra cho Chính phủ là tại sao các hộ cá thể chưa hào hứng đăng ký thành lập doanh nghiệp? Do thủ tục còn rườm rà, phức tạp, nhiêu khê", Thủ tướng đánh giá.

Nhưng người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý: "Nói như vậy không phải là không coi trọng doanh nghiệp nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài. Chúng ta rất trân trọng các doanh nghiệp FDI, bởi công nghệ của chúng ta còn lạc hậu, quản trị doanh nghiệp còn yếu kém, cần học hỏi, tìm hiểu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ".

Trong cuộc thảo luận có nhiều lãnh đạo các địa phương, Thủ tướng nhắc nhở: "Trong ngân sách, mình có ít tiền thì mình phải sử dụng hiệu quả, đừng có lãng phí, đừng có mặc áo quá đầu. Phải liệu cơm gắp mắm trong chi tiêu để giữ cân đối ngân sách".

Làm sao mình phải có một ý chí dân tộc mạnh mẽ hơn, khát vọng phát triển tốt hơn. Người Việt mình thông minh, nhanh nhẹn, nhận thức tốt, nhưng vấn đề hợp tác trong công việc, rồi ý chí thì phải quyết tâm hơn, đừng có biết lưng chừng, bỏ lưng chừng, làm không đến nơi đến chốn. Chúng ta vẫn còn ít đổi mới, sáng tạo. Do đó từ người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là người lãnh đạo phải có khát vọng phát triển, có cảm hứng mạnh mẽ trong phát triển thì mới có thể đưa đất nước tiến lên. Nếu cứ sáng cắp ô đi tối cắp ô về, không có hành động quyết liệt, thì rất khó có chuyển biến mạnh mẽ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Các vụ việc lớn như AVG, Vũ

TTO – Tại buổi làm việc đầu tiên Kỳ họp thứ 6 QH Khoá 14 sáng 22-10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt Chính phủ trình bày những nội dung chủ yếu về tình hình KTXH 2018 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2019.

LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp