24/12/2023 13:51 GMT+7

Thủ tướng nêu nhiều bài học khi khánh thành 4 dự án giao thông lớn

Sáng 24-12, tại sân bay Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tuyên bố khánh thành 4 dự án: mở rộng sân bay Điện Biên, đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố khánh thành đưa vào khai thác 4 công trình giao thông lớn - Ảnh: ACV

Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố khánh thành đưa vào khai thác 4 công trình giao thông lớn - Ảnh: ACV

Phát biểu tại lễ khánh thành 4 dự án được tổ chức theo hình thức truyền hình trực tuyến, từ điểm cầu chính tỉnh Điện Biên, Thủ tướng nhận định việc đưa 4 công trình với tổng số vốn 18.000 tỉ đồng vào khai thác đã truyền cảm hứng to lớn và để lại những bài học quan trọng cho các công trình khác.

Theo Thủ tướng, sự kiện khánh thành 4 dự án giao thông quan trọng ngày 24-12 đã giúp cả nước khánh thành và đưa vào khai thác thêm 729km đường cao tốc chỉ trong nửa đầu nhiệm kỳ này, nâng tổng số đường cao tốc của cả nước lên 1.892km. 

Hiện cả nước đang thi công 37 dự án, dự án thành phần đường cao tốc với tổng chiều dài 1.658km, phấn đấu để đến năm 2025 cả nước có khoảng 3.000km đường cao tốc.

Ông nhận định các dự án khánh thành ngày 24-12 có đặc điểm chung là gặp nhiều vướng mắc về pháp lý, kinh phí có hạn nên phải huy động cả nguồn trung ương và địa phương; gặp khó về khan hiếm nguyên vật liệu, giá cả biến động… Sân bay Điện Biên phải nghiền đá thay cho cát đắp nền; thi công trong điều kiện dịch bệnh. 

Nhưng với trách nhiệm cao của các bộ ngành, địa phương, nỗ lực của chủ đầu tư, nhà thầu, sự ủng hộ của người dân, dự án về đích đúng mục tiêu đặt ra. Từ đây rút ra bài học kinh nghiệm về lãnh đạo chỉ đạo trong thực hiện dự án và công việc quan trọng khác.

Thủ tướng thị sát nhà ga hành khách sân bay Điện Biên sau khi nâng cấp - Ảnh: ACV

Thủ tướng thị sát nhà ga hành khách sân bay Điện Biên sau khi nâng cấp - Ảnh: ACV

Thủ tướng đánh giá các nhà thầu, đơn vị trong nước đã tự thiết kế, thi công cầu Mỹ Thuận 2 thể hiện sự đã trưởng thành, tự làm được những dự án khó của ngành giao thông, tiết kiệm được chi phí đầu tư.

Qua việc đưa 4 công trình vào khai thác, Thủ tướng đúc rút các bài học trong việc triển khai các dự án hạ tầng lớn gồm: 

- Tư duy tốt tạo ra nguồn lực, đổi mới tạo ra động lực.

- Đẩy mạnh phân cấp phân quyền, bố trí nguồn lực thực hiện, tăng giám sát, kiểm tra.

- Phát huy tính tự lực, tự cường của các địa phương.

- Khi gặp khó khăn, vướng mắc, thử thách thì tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn.

- Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị phải chặt chẽ, có hiệu quả, đúng thời điểm.

- Tranh thủ sự ủng hộ và vào cuộc của nhân dân cho giải phóng mặt bằng để thực hiện kịp thời, nhanh chóng.

Sân bay Điện Biên đón được máy bay lớn, tăng công suất khai thác

Tại sân bay Điện Biên, Thủ tướng đã tham gia nghi thức gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ, 80 năm ngày truyền thống của ngành giao thông vận tải với cảng hàng không Điện Biên sau khi mở rộng.

Sân bay Điện Biên sau khi được mở rộng, nâng cấp - Ảnh: ACV

Sân bay Điện Biên sau khi được mở rộng, nâng cấp - Ảnh: ACV

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng sân bay Điện Biên do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng ngày 22-1-2022. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.467 tỉ đồng từ nguồn vốn của ACV. Chi phí giải phóng mặt bằng có tổng mức đầu tư 1.555 tỉ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh Điện Biên.

Sau 22 tháng thi công, ngày 2-12, sân bay Điện Biên đã khai thác trở lại với hạ tầng hiện đại, tiện lợi hơn. Cụ thể, sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng mở rộng, sân bay Điện Biên có đường băng mới dài 2.400m, rộng 45m thay cho đường băng cũ chỉ dài 1.830m, rộng 30m. 

Cùng với đường băng mới, các công trình phụ trợ đồng bộ giúp sân bay Điện Biên đảm bảo khai thác các loại máy bay thế hệ mới như Airbus A320, A321 hoặc tương đương thay vì chỉ khai thác máy bay loại nhỏ là ATR 72 và tương đương như trước đó.

Đồng thời nhà ga hành khách sân bay Điện Biên được mở rộng, nâng công suất thiết kế từ 300.000 hành khách/năm lên 500.000 hành khách/năm.

Hiện có hai hãng Vietnam Airlines và Vietjet khai trương đường bay từ Hà Nội và TP.HCM tới Điện Biên bằng máy bay Airbus A320, A321.

Sân bay Điện Biên khai thác trở lại sau 8 tháng đóng cửaSân bay Điện Biên khai thác trở lại sau 8 tháng đóng cửa

Chuyến bay mang số hiệu VN 1802 của Vietnam Airlines đưa những hành khách đầu tiên xuống sân bay Điện Biên lúc 10h30 sáng 2-12, đánh dấu việc khai thác trở lại sân bay sau 8 tháng cải tạo, mở rộng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp