15/09/2024 09:49 GMT+7

Thủ tướng: Nâng quy mô tín dụng ưu đãi với lâm, thủy sản lên 60.000 tỉ đồng

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc, triển khai hiệu quả gói tín dụng 140.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội; nghiên cứu nâng quy mô chương trình tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản lên khoảng 50.000 - 60.000 tỉ đồng.

Thủ tướng: Nâng quy mô tín dụng ưu đãi với lâm, thủy sản lên 60.000 tỉ đồng - Ảnh 1.

Nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở Hải PHòng, Quảng Ninh bị mất trắng sau bão - Ảnh: N.KHÁNH

Tại nghị quyết 128 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8-2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, tiết kiệm chi 

Theo nghị quyết vừa được ban hành, Chính phủ tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; kiên quyết tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển.

Tiếp tục đẩy mạnh tiết kiệm chi, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn lực bảo đảm cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội. Chủ động rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi; cắt giảm, tiết kiệm 5% dự toán chi thường xuyên.

Người đứng đầu Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng cắt giảm chi phí, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giảm lãi suất cho vay. Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế và khắc phục hậu quả bão, lũ...

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc, triển khai hiệu quả gói tín dụng 140.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội; nghiên cứu nâng quy mô chương trình tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản lên khoảng 50 - 60 nghìn tỉ đồng.

Bộ Tài chính điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác. Điều hành ngân sách bảo đảm nguồn dự phòng cho chi phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, trả lương, chính sách an sinh xã hội và các nhiệm vụ khác. 

Bộ Công Thương có giải pháp quản lý, điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng và các hàng hóa thiết yếu khác, tuyệt đối không để thiếu hụt nguồn cung điện, xăng dầu trong mọi tình huống.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch sản xuất bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào, nhất là vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão, lũ, thiên tai, cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tuyệt đối không để xảy ra thiếu lương thực, thực phẩm vào cuối năm. 

Tập trung khắc phục hậu quả thiên tai

Các bộ, ngành, địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thủ tục đầu tư, đấu thầu và bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án; lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân từng tháng, quý.

Xây dựng và ban hành kế hoạch chi tiết phù hợp điều kiện giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu, thời tiết để làm cơ sở theo dõi, đôn đốc, kiểm soát chặt tiến độ thi công, đảm bảo hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025.

Thủ tương giao các địa phương chủ động, kịp thời có phương án phòng, chống, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Tăng cường cảnh giác, chủ động các phương án đối phó với diễn biến bất thường, nguy hiểm của thời tiết, khí hậu cực đoan; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và mọi nguồn lực hợp pháp để ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại. 

Rà soát gia cố vị trí xung yếu

Về khắc phục cơn bão số 3, Thủ tướng yêu cầu cần tập trung cao độ thực hiện kế hoạch và phương án khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, nhất là cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương.

Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu chỗ ở, bị rét, thiếu nước uống, không để các cháu học sinh thiếu lớp, thiếu trường, không để người bị thương, bị bệnh thiếu nơi khám chữa bệnh; khẩn trương hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân vùng bão, lũ.

Sớm khắc phục sự cố điện, nước sạch, viễn thông và các lĩnh vực thiết yếu khác; rà soát, gia cố những vị trí xung yếu, ứng phó hiệu quả các ảnh hưởng của hoàn lưu bão như mưa lũ, ngập lụt, sạt lở, sụt lún, lũ ống, lũ quét; đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh...

Thủ tướng: Nâng quy mô tín dụng ưu đãi với lâm, thủy sản lên 60.000 tỉ đồng - Ảnh 3.Tái thiết sau bão: cần quyết sách mạnh

Những thiệt hại về người, tài sản sau cơn bão Yagi (bão số 3) thật khủng khiếp (xem đồ họa). Việc tái thiết cơ sở hạ tầng, năng lực sản xuất...theo các chuyên gia và nhà quản lý, cần đến một quyết sách đủ mạnh.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp