15/06/2024 22:27 GMT+7

Thủ tướng mong mỗi bộ, ngành có một Viettel, mỗi tỉnh, thành có một Becamex

Chiều 15-6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước tham gia đóng góp, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP

Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp nhà nước nắm nguồn lực lớn, đóng góp vào ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho người lao động, an sinh xã hội, tiên phong đi đầu trong đổi mới sáng tạo, đổi mới, đầu tư các dự án trọng điểm ở các địa phương, các vùng kinh tế của cả nước.

Phát huy vai trò trong khó khăn

Doanh nghiệp nhà nước cũng góp phần bảo đảm các cân đối lớn, cung cầu, điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, phục hồi kinh tế - xã hội.

Với ba trụ cột được thực hiện trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước là chủ đạo, Thủ tướng cho rằng doanh nghiệp nhà nước có vai trò can thiệp thị trường, nhất là trong các tình huống khó khăn.

Theo đó, ông yêu cầu các ý kiến đánh giá tình hình khó khăn, thách thức, từ đó thể hiện sự quyết tâm, đoàn kết, tìm giải pháp phù hợp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, là tiền đề thực hiện các mục tiêu.

Tinh thần là phải "cùng nghĩ thật, cùng nói thật, cùng làm thật, cùng có kết quả thật, nhân dân hưởng thụ thật", hiến kế các giải pháp vừa kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn.

Tại kết luận cuộc họp, Thủ tướng cũng đặt vấn đề này khi nêu câu hỏi: "Nếu doanh nghiệp nhà nước không làm trụ cột, đi đầu, tiên phong mở đường trong đầu tư phát triển, tạo động lực, dẫn dắt, lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội thì thành phần kinh tế nào có thể làm được?".

Theo đó, ông Chính cho rằng cần ưu tiên hình thành, phát triển lực lượng doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn nhằm phát huy vai trò tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng có lợi thế cạnh tranh, khả năng dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nghị quyết 29 của trung ương xác định rõ xây dựng và phát triển một số tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có năng lực cạnh tranh quốc tế, đóng vai trò dẫn dắt, trụ cột.

Với mong muốn, kỳ vọng "mỗi bộ, ngành có một Viettel, mỗi tỉnh, thành có một Becamex", Thủ tướng cho rằng mô hình đã có, vấn đề là cần được nhân rộng ra.

Phát huy vai trò "5 tiên phong"

Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp nhà nước thực hiện tốt "5 tiên phong": Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng và làm chủ khoa học công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Tiên phong trong hội nhập quốc tế, đầu tư ra nước ngoài hiệu quả.

Tiên phong trong khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước, đi đôi với tích cực đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

Tiên phong trong nghiên cứu, đề xuất, thực hiện các cơ chế, chính sách đột phá phát triển đất nước, trong đó có phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với làm tốt an sinh xã hội; Tiên phong trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, quản trị thông minh.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 5 tháng đầu năm 2024, doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ước đạt 823.217,18 tỉ đồng, lợi nhuận đạt 28.294,65 tỉ đồng, nộp ngân sách đạt 70.784,50 tỉ đồng.

Trong giai đoạn 2020-2023, tổng doanh thu của doanh nghiệp nhà nước có xu hướng tăng mạnh từ 1,61 triệu tỉ đồng năm 2020 tăng lên 1,78 triệu tỉ đồng và tăng lên 2,3 triệu tỉ đồng năm 2023.

Lợi nhuận của 60 doanh nghiệp nhà nước có xu hướng tăng nhẹ (tăng 10.234 tỉ đồng trong giai đoạn 2020-2023), đặc biệt năm 2023 ghi nhận giảm nhẹ.

Một số tập đoàn, tổng công ty có mức lợi nhuận cao trong giai đoạn này gồm: Tập đoàn Viettel, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV)...

Tuy vậy, một số tập đoàn, tổng công ty phát sinh lỗ do ảnh hưởng của COVID-19 và thực hiện nhiệm vụ chính trị như Tổng công ty Hàng không Việt Nam, EVN…

Thủ tướng yêu cầu tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước để tăng tính chủ độngThủ tướng yêu cầu tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước để tăng tính chủ động

Sáng 3-3, Thường trực Chính phủ đã có cuộc gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Trần Lưu Quang đồng chủ trì sự kiện này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp