30/07/2024 09:59 GMT+7

Thủ tướng: Đưa luật vào cuộc sống, kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng, tiêu cực

Đó là nhấn mạnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành một số luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV diễn ra ngày 30-7.

Thủ tướng chủ trì hội nghị - Ảnh: VGP/NHẬT BẮC

Thủ tướng chủ trì hội nghị - Ảnh: VGP/NHẬT BẮC

Sáng 30-7, Chính phủ phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị, được tổ chức trực tiếp tại trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Chính phủ ban hành nhiều văn bản triển khai thi hành luật, nghị quyết

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong 3 đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Chính phủ xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm và tập trung thực hiện đồng bộ từ xây dựng, hoàn thiện thể chế đến tổ chức thi hành pháp luật

Xác định đầu tư cho công tác xây dựng thể chế là đầu tư cho phát triển; hoàn thiện thể chế để khơi thông, thúc đẩy các đột phá khác, huy động mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là về hạ tầng.

Theo đó, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã tổ chức 28 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; cho ý kiến, xem xét, thông qua đối với hơn 100 đề nghị xây dựng luật, dự án luật; ban hành hơn 380 nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 90 quyết định quy phạm. Các bộ đã ban hành các thông tư hướng dẫn có liên quan.

Tại các kỳ họp, Quốc hội khóa XV đã thông qua số lượng lớn luật, nghị quyết (trên 60 văn bản), trong đó có nhiều luật, nghị quyết quan trọng như: Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Đường bộ, các nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các tỉnh, thành phố… 

Riêng tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội thông qua 11 luật, 2 nghị quyết quy phạm; 1 nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và 9 nghị quyết điều hành kinh tế - xã hội.

Quốc hội, Chính phủ đã quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả. 

Chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp với những cải tiến, đổi mới thiết thực trong công tác xây dựng pháp luật; tập trung tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở sự phát triển, nhất là trong lĩnh vực đất đai, hạ tầng, đầu tư, kinh doanh...

Thủ tướng cho biết Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trân trọng cảm ơn sự phối hợp, hỗ trợ, đồng hành của Quốc hội trong suốt quá trình xây dựng, thẩm tra, cho ý kiến, tiếp thu, giải trình và thông qua các luật, nghị quyết; nhất là trong những giai đoạn khó khăn của phòng, chống dịch, giai đoạn thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh việc xây dựng, ban hành luật, nghị quyết đã khó, việc đưa các văn bản này đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng còn khó khăn hơn. 

Bởi thời gian qua việc tổ chức thi hành pháp luật vẫn chưa thực sự hiệu lực, hiệu quả; chưa thực sự khơi thông mọi nguồn lực.

Vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, nhất là liên quan tới các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Đưa chính sách vào cuộc sống, thực thi hiệu quả

Vì vậy hội nghị có ý nghĩa rất lớn để quán triệt những điểm mới, nội dung trọng tâm, yêu cầu và nhiệm vụ chủ yếu để đưa các luật, nghị quyết mới ban hành vào cuộc sống. 

Đồng thời điểm lại một số kết quả đã đạt được, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai một số luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua.

Trên cơ sở lắng nghe các ý kiến về những thuận lợi khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng đề nghị cần rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời quán triệt quy định số 178 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Trong đó các thảo luận cần tập trung vào việc "gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật. Bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả.

Các ý kiến cần đề xuất giải pháp khả thi, thiết thực, góp phần tiếp tục tăng cường sự phối hợp, tạo sự đồng bộ, thống nhất. Mục tiêu nhằm đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Cùng đó có các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong tổ chức triển khai các luật, nghị quyết, ban hành văn bản quy định chi tiết, rà soát văn bản quy phạm pháp luật...

Các luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản chính thức có hiệu lực từ 1-8Các luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản chính thức có hiệu lực từ 1-8

Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 1-8-2024, sớm hơn thời gian thông qua trước đó 5 tháng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp