29/05/2022 10:53 GMT+7

Thủ tướng đối thoại với nông dân: Hơn 1.600 câu hỏi, đề xuất, kiến nghị

C. TUỆ - T. THƯƠNG
C. TUỆ - T. THƯƠNG

TTO - Nhiều vấn đề nổi cộm như giá vật tư đầu vào tăng cao, nông dân cần được hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ nông sản... là những vấn đề nổi cộm, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng đối thoại với nông dân: Hơn 1.600 câu hỏi, đề xuất, kiến nghị - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam - Ảnh: NAM TRẦN

Sáng 29-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2022. Cùng tham dự có bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, trung ương và hơn 500 đại biểu có mặt trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Sơn La.

Nông dân cần được hỗ trợ

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn cho biết Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai lấy ý kiến sâu rộng trong các cấp hội, hội viên nông dân cả nước, đã có hơn 1.600 câu hỏi, đề xuất, kiến nghị được gửi tới Thủ tướng.

"Giá vật tư tăng phi mã, có loại tăng 250%, giá thức ăn chăn nuôi cũng tăng, trong khi đó đầu ra nông sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch. Nông dân cần được hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Liên kết "4 nhà", trong đó liên kết trung tâm "nhà nông - doanh nghiệp" nhiều nơi gặp thử thách, thậm chí đứt gãy. Vấn đề đặt ra, đó là cần tập trung giải quyết mối liên kết "4 nhà", trong đó trọng tâm là phát triển các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới như thế nào?

Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu nông sản trên 48 tỉ USD, tuy nhiên vẫn chủ yếu là xuất khẩu thô, chế biến tinh còn rất hạn chế, 70-80% là xuất khẩu tiểu ngạch, trong số đó trên 70% xuất khẩu lệ thuộc một thị trường lớn, rủi ro cao. 

Trong thời gian tới, giải pháp, chính sách nào tăng tỉ lệ chế biến và xuất khẩu nông sản chính ngạch, mở rộng thị trường xuất khẩu và hạn chế lệ thuộc vào một thị trường..." - ông Đoàn nêu những vấn đề lớn, nổi cộm kiến nghị với Thủ tướng.

Sau các cuộc đối thoại, còn nhiều việc phải làm

Phát biểu định hướng tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đại dịch COVID-19 để lại hậu quả rất lớn và chúng ta đang từng bước phục hồi, tình hình thế giới diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, liên quan đến xung đột Nga - Ukraine, lạm phát ở các nước. 

Xung đột đang làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, làm giá cả các mặt hàng đầu vào gia tăng. Vấn đề nữa là an ninh lương thực. Tất cả những điều đó tác động đến đời sống của nhân dân.

Thủ tướng nêu rõ tình hình luôn có những khó khăn, không có khó khăn này thì khó khăn khác, vấn đề là chúng ta tiếp cận, giải quyết thế nào. "Chúng ta không mất bình tĩnh, không hoang mang, sợ sệt, cũng không chủ quan, mất cảnh giác mà luôn tự tin, giữ vững bản lĩnh trước các tác động từ bên ngoài, giữ vững đoàn kết, thống nhất".

Thủ tướng đối thoại với nông dân: Hơn 1.600 câu hỏi, đề xuất, kiến nghị - Ảnh 2.

Các nông dân, đại biểu tại hội nghị - Ảnh: NAM TRẦN

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, các cấp phải phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn, cùng cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, để cùng ngành nông nghiệp, cùng người nông dân giải quyết các khó khăn đang hiện hữu và cả những khó khăn trong tương lai có thể xuất hiện mà chúng ta chưa dự báo được.

"Ba cuộc đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với nông dân trước đây đều mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế nói chung và cho nông dân, nông nghiệp, nông thôn nói riêng. 

Chúng ta phải rà soát lại những việc đã làm tốt, những việc chưa làm tốt sau các cuộc đối thoại đó để tiếp tục có cảm xúc, động lực làm việc. Tất nhiên, một cuộc đối thoại không thể giải quyết được tất cả vấn đề, chúng ta phải không ngừng giải quyết các vấn đề nảy sinh, nỗ lực, quyết tâm phấn đấu vươn lên" - Thủ tướng nói.

Thủ tướng đối thoại với nông dân: Hơn 1.600 câu hỏi, đề xuất, kiến nghị - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu định hướng tại hội nghị - Ảnh: NAM TRẦN

Thủ tướng nhấn mạnh trong quá trình phát triển, lấy nội lực là cơ bản, quyết định, chiến lược lâu dài, trong đó con người là yếu tố quan trọng nhất. 

Phải tiếp tục đổi mới công nghệ, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, không phụ thuộc vào một thị trường nhất định, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa công nghiệp với nông nghiệp, công nghiệp hóa nông nghiệp. 

Đồng thời, kết nối các chuỗi giá trị, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí metal trong nông nghiệp…

Thủ tướng đề nghị tổ chức cuộc đối thoại với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, đổi mới, chân thành, tin cậy, trách nhiệm để xử lý các vấn đề, bảo đảm hiệu quả. 

Những vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải xử lý, giải quyết, mỗi người trên cương vị, thẩm quyền, trách nhiệm phải làm hết mình, không phải nêu ra vấn đề rồi để đấy.

Thủ tướng đối thoại với nông dân: Hơn 1.600 câu hỏi, đề xuất, kiến nghị - Ảnh 4.
Thủ tướng: Để Việt Nam có vị trí cao hơn trên bản đồ nông nghiệp thế giới Thủ tướng: Để Việt Nam có vị trí cao hơn trên bản đồ nông nghiệp thế giới

TTO - Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, để khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế và tái cơ cấu nền nông nghiệp, phải làm từ khâu quy hoạch, sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm để Việt Nam có vị trí cao trên bản đồ nông nghiệp thế giới.

C. TUỆ - T. THƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp