29/03/2020 12:33 GMT+7

Thủ tướng: các địa phương tìm giải pháp thực tiễn nhất để chống dịch COVID-19

NGỌC AN - TIẾN LONG
NGỌC AN - TIẾN LONG

TTO - Trước việc lây lan ra cộng đồng dự báo diễn biến phức tạp thời gian tới, với hơn 60% không có triệu chứng khi phát hiện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu 5 địa phương thảo luận để đưa ra các giải pháp sát thực tiễn, hiệu quả nhất.

Thủ tướng: các địa phương tìm giải pháp thực tiễn nhất để chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Thủ tướng họp trực tuyến về công tác phòng c hống dịch COVID-19 với các địa phương - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Sáng 29-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ với 5 thành phố thuộc trung ương Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Nhấn mạnh 15 ngày tới là "giờ vàng" quan trọng quyết định thành bại trong việc ngăn chặn được dịch bệnh hay không, Thủ tướng mong muốn nghe các địa phương báo cáo tình hình cụ thể trên địa bàn để kiểm tra tình hình cũng như quyết tâm chính trị trong chống dịch, nhất là các biện pháp mới, quyết liệt, cụ thể hơn.

Đã có ca nhiễm lây lan trong cộng đồng, cần kiến nghị sát thực tiến

Lấy ví dụ Hà Nội đã chủ động đề xuất trung ương về xử lý ổ dịch ở Bệnh viện Bạch Mai, Thủ tướng nói: "Chúng tôi muốn nghe kiến nghị của các đồng chí về việc thực hiện Chỉ thị 15 trên địa bàn mình. Mục tiêu để làm sao giải quyết vấn đề sát hơn với thực tiễn, sát cơ sở, sát địa phương, nhất là các thành phố lớn".

Thủ tướng đánh giá cao ngành y tế, các địa phương đã tập trung điều trị cho người bệnh, nhất là các ca bệnh nặng, hiện chưa có người tử vong và yêu cầu xử lý việc thông tin thất thiệt về vấn đề này.

Đặc biệt trong bối cảnh tình hình diễn biến phức tạp, như tại Hoa Kỳ, châu Âu, cụ thể Ý, Đức, Tây Ban Nha... và tại châu Á.

Tại Việt Nam cũng đã xuất hiện lây lan trong cộng đồng và sẽ có diễn biến phức tạp trong thời gian tới đây do các trường họp bệnh xâm nhập từ nước ngoài chưa được sàng lọc, phát hiện hoặc các trường hợp xâm nhập có mang virus nhưng không có triệu chứng lâm sàng.

Báo cáo thống kê cho thấy có tới 60,1% không có triệu chứng khi phát hiện, điều này gây khó khăn cho việc phòng chống. Nếu tính hệ số lây nhiễm là 2,5 (1 người lây cho 2,5 người), ước tính số nhiễm COVID-19 ở cộng đồng sẽ khá cao.

Bộ Y tế: cơ bản đáp ứng yêu cầu xét nghiệm

Theo Bộ Y tế tính đến 8h sáng nay, 29-3, Việt Nam đã ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc mới, nâng tổng số người mắc COVID-19 của Việt Nam lên 179. Việt Nam tổ chức cách ly an toàn cho 34.776 người tại các khu cách ly tập trung, 943 người tại cơ sở y tế, 39.519 người tại nhà, nơi lưu trú chưa kể các ổ dịch mới phát sinh.

Đối với ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, số mẫu đã lấy sàng lọc SARS-CoV-2 tính đến 8h ngày 27-3 là 5.419 mẫu.

Hiện cả nước có 24 phòng xét nghiệm được phép công bố các trường hợp dương tính và các phòng xét nghiệm sàng lọc.

Bộ Y tế đã mua thêm 100.000 test phân phối và 200.000 sinh phẩm chẩn đoán nhanh; phân bổ 20 máy xét nghiệm nhanh cho các đơn vị, tới đây sẽ về tiếp 20 máy xét nghiệm trong tổng số 100 máy xét nghiệm nhanh xin từ nguồn các đơn vị tài trợ.

Các thành phố lớn đang tập trung đầu tư thêm hệ thống xét nghiệm và tăng công suất xét nghiệm như Hà Nội đạt 2.000 mẫu/ngày. Bộ Y tế khẳng định về cơ bản hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu xét nghiệm trong thời gian tới.

Kiến nghị hạn chế chuyến bay nội địa, vận tải đường sắt

Thủ tướng: các địa phương tìm giải pháp thực tiễn nhất để chống dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong - Ảnh: TỰ TRUNG

Trực tiếp kiến nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết hiện các chuyến bay quốc tế đến TP.HCM đã dừng. Tuy nhiên các chuyến bay quốc nội vẫn còn hoạt động, trung bình 12.000 khách/ngày, trong đó khách đến TP.HCM là gần 6.000 người/ngày.

Do đó, TP.HCM kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải xem xét hạn chế tối đa các chuyến bay quốc nội đến và đi từ TP.HCM. Đồng thời, hạn chế các hoạt động vận tải đường sắt chuyên chở hành khách tại ga Sài Gòn.

Để các địa phương có cơ sở thực hiện các chế độ chính sách đặc thù trong phòng chống dịch, TP.HCM kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị quyết về các chế độ chính sách đặc thù trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Mặt khác, hiện dịch vụ "chia sẻ phòng lưu trú trên nền tảng AIR BNB thông qua các trang mạng, ứng dụng điện thoại diễn biến phức tạp do không quản lý được người đến thuê mà phần lớn là người nước ngoài.

TP.HCM kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, Bộ Thông tin - truyền thông có giải pháp tạm dừng hoặc hạn chế dịch vụ chia sẻ phòng trên mạng tại Việt Nam.

Chỉ đạo Bộ Y tế yêu cầu Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, các hãng hàng không quốc tế bố trí các tổ bay vào ở khu lưu trú tạm thời, tuân thủ đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Không được ở các khu chung cư trong thành phố, không được ra khỏi vị trí lưu trú tạm thời trong thời gian lưu trú.

Thông báo địa điểm lưu trú cho Sở Y tế và chính quyền địa phương để giám sát. Khu vực vực lưu trú tạm thời phải tuân thủ các yêu cầu về phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Ngày 30-3 TP.HCM sẽ có 7 ca nhiễm COVID-19 xuất viện

Thủ tướng: các địa phương tìm giải pháp thực tiễn nhất để chống dịch COVID-19 - Ảnh 4.

Cơ quan chức năng kiểm tra tại sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: VĂN BÌNH

Báo cáo tình hình phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết TP vẫn đang kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19.

Tính đến 8h ngày 29-3, TP.HCM có 45 ca nhiễm COVID-19, trong đó đã điều trị khỏi cho 3 trường hợp. Ngày mai (30-3), TP.HCM sẽ có 7 ca xuất viện sau khi xét nghiệm 3 lần âm tính.

Ngoài ra, có gần 10.000 trường hợp đang cách ly tập trung và gần 1.500 trường hợp cách ly tại nhà. Bình quân 1 người nhiễm phải cách ly 170 người liên quan.

Theo ông Phong, hiện TP.HCM có gần 18.000 bác sĩ, trong đó có 2.400 bác sĩ làm việc tại tuyến trung ương nhưng chỉ có 350 bác sĩ và 1.000 điều dưỡng tại khoa nhiễm. Đây là thách thức rất lớn cho TP trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong bối cảnh TP.HCM chỉ có thể đáp ứng được tối đa 1.000 ca nhiễm COVID-19.

"Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, có nguy cơ lan rộng và khó có thể dự báo được thời điểm kết thúc. TP.HCM sẽ nỗ lực hết mình để số ca nhiễm COVID-19 dưới 150 người", ông Phong nói.

Các địa phương khác nghiên cứu xử phạt người không đeo khẩu trang

Trao đổi sau báo cáo của Chủ tịch Nguyễn Thành Phong, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định TP.HCM là thành phố lớn, đã làm hết trách nhiệm trước thách thức lớn của dịch COVID-19. Với sự quyết liệt trong hành động, thành phố đã đạt được những hiệu quả, tức thì.

Ông Phúc cho hay đến hiện tại, chỉ TP.HCM và Hà Nội đang thực hiện xử phạt người không đeo khẩu trang nơi công cộng, nơi đông người. Do vậy, ông đề nghị các tỉnh, thành, địa phương khác cần nghiên cứu làm theo.

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá chỉ sau 2 ngày ban hành Chỉ thị 15 về việc không tụ tập đông người, đóng cửa các cơ sở kinh doanh không cần thiết, TP.HCM đã có những chỉ đạo, hành động quyết liệt để hạn chế tới mức tối thiểu lây lan trong cộng đồng.

"TP.HCM đã đưa ra phương châm người dân không làm việc với người không đeo khẩu trang, đây là điểm mới, đáng chú ý. Tôi nhận thấy sự quyết liệt của thành phố thông qua việc Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 của thành phố, các quận, huyện giao ban, trao đổi đều đặn hàng ngày", Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam bác thông tin đến 1-4 có 1.000 ca nhiễm COVID-19 Phó thủ tướng Vũ Đức Đam bác thông tin đến 1-4 có 1.000 ca nhiễm COVID-19

TTO - Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam sẽ không có 1.000 ca nhiễm tới thời điểm hết ngày 31-3 vì chúng ta có các giải pháp rất hiệu quả.

NGỌC AN - TIẾN LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp