17/09/2022 16:06 GMT+7

Thủ tướng: 'Bên thua bên thắng thì không phải là hợp tác'

N.AN
N.AN

TTO - Với tinh thần các bên cùng thắng, hài hòa và chia sẻ lợi ích, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định cam kết tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất hướng đến các chuẩn mực của OECD cho các nhà đầu tư.

Thủ tướng: Bên thua bên thắng thì không phải là hợp tác - Ảnh 1.

Thủ tướng trao đổi với các nhà đầu tư bên thềm hội nghị - Ảnh: VGP

Ngày 17-9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với chủ đề "Vượt qua thử thách, nắm bắt cơ hội, hợp tác phát triển".

Nhắc đến câu nói "lửa thử vàng, gian nan thử sức", "biến nguy thành cơ", Thủ tướng cho biết 8 tháng qua, trong bối cảnh kinh tế thế giới nhìn chung có lạm phát cao và tăng trưởng thấp, thì kinh tế Việt Nam đạt được những kết quả khá tích cực.

Nhiều nhà đầu tư lớn có tầm nhìn dài hạn

"Chúng ta có rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng chúng ta đã chung tay, chung sức, đồng lòng để vượt qua", Thủ tướng nói. Theo Thủ tướng, nếu làm việc với nhau mà "bên thua, bên thắng" thì không phải là hợp tác và như vậy thì chúng ta phải ngồi lại, lắng nghe, trao đổi với nhau để hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro.

Tại hội nghị, nhiều nhà đầu tư đã chia sẻ chiến lược đầu tư vào Việt Nam với tầm nhìn dài hạn. Ông Marukawa, đại diện Công ty TNHH Panasonic Việt Nam, cho biết đã thiết lập tầm nhìn và cam kết cho 50 năm tiếp theo tại Việt Nam, là trở thành một công ty cung cấp giải pháp sức khỏe toàn diện.

Theo đó, Panasonic đang mở rộng đầu tư những dự án như thành lập Trung tâm sản xuất và nghiên cứu phát triển các thiết bị IAQ (giải pháp chất lượng không khí trong nhà); thành lập Trung tâm sản xuất và nghiên cứu phát triển các sản phẩm máy giặt, tủ lạnh thông minh; mở rộng trung tâm Nghiên cứu phát triển IoT (Internet vạn vật) tại Hà Nội...

Tuy vậy, doanh nghiệp cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng như thiếu hụt nguyên liệu, chi phí vận chuyển ngày càng tăng cao. Đặc biệt là việc thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là trong mảng IT/AI (công nghệ thông tin, trí thông minh nhân tạo), nên ông kiến nghị cần có chương trình phát triển tài năng trẻ của Việt Nam…

Ông Micheal Vũ Nguyễn, giám đốc quốc gia Boeing tại Việt Nam, cho biết các nhà cung cấp từ Việt Nam đã sản xuất các bộ phận máy bay tiên tiến, bao gồm kết cấu hàng không cho Boeing. Giá trị hàng sản xuất tại Việt Nam cho Boeing trong các năm qua là 200 triệu USD.

Theo đó, Boeing sẽ làm việc với các nhà cung cấp chính để hỗ trợ các công ty Việt Nam trong việc huấn luyện, nâng cao kỹ thuật, tiêu chuẩn sản xuất, bảo đảm chất lượng và dịch vụ cho sản phẩm để đạt được đẳng cấp quốc tế cho ngành hàng không.

Cam kết tạo lập môi trường kinh doanh theo chuẩn mực OECD

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SBG) khuyến nghị trước tình trạng thiếu chip gây ra, Chính phủ nên xem xét mở rộng đầu tư vào sản xuất chip bằng cách phát triển các ưu đãi đầu tư đặc biệt. Đơn cử như hỗ trợ về vốn tương tự như các ưu đãi được sử dụng ở Hoa Kỳ, áp dụng cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực đó.

"Các chính sách này có khả năng tác động đáng kể đến thị trường đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chip của Việt Nam, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới, mang lại lợi nhuận đầu tư và các lợi ích khác nhờ việc Việt Nam trở thành nhà sản xuất chip hàng đầu" - vị này cho hay.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam tạo mọi điều kiện để có môi trường thuận lợi, an toàn, minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài. Theo đó, Việt Nam cam kết tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất hướng đến các chuẩn mực của OECD, gồm giữ vững ổn định chính trị xã hội và kinh tế vĩ mô; tháo gỡ những điểm nghẽn của nền kinh tế về thể chế pháp luật, hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực.

Phát triển các chuỗi cung ứng, giảm chi phí giao dịch, đặc biệt là chi phí về logistics và chi phí hành chính; xây dựng môi trường - chính sách ổn định, có tính dự báo cao, thực thi minh bạch và trách nhiệm giải trình; hợp tác thân thiện, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau, cùng giải quyết các khó khăn, thách thức.

Ưu tiên thu hút các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển. Gắn với tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị; thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững….

Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

TTO - Các doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư và có tới 55% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng, theo trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội.

N.AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp