Người Mỹ tuần hành trước điện Capitol ở thủ đô Washington phản đối việc Mỹ dùng máy bay không người lái hạ sát tướng Iran Qasem Soleimani ở Iraq, ngày 4-1 - Ảnh: AFP
Và không ngạc nhiên, 5 ngày sau, Iran trả đũa bằng cách bắn tên lửa vào căn cứ có lính Mỹ đồn trú ở Iraq.
Sau vụ "trả thù" của Tehran, ông Trump tweet trấn an "tất cả đều ổn!", ám chỉ rằng ai có cái đầu lạnh hơn sẽ là người chiến thắng.
Tôi tự hỏi rằng điều gì đã xảy ra với tuyên bố những cái đầu lạnh sẽ thắng trong khi mọi người đều đang mang một cái đầu rất nóng vào lúc này? Bây giờ, có lẽ dư luận thế giới đang chờ đợi điều gì xảy ra sắp tới nhưng những người dân Mỹ như chúng tôi chẳng biết phải chờ đợi điều gì.
Khi tôi viết lá thư này cho Tuổi Trẻ, truyền thông ở Mỹ đang phát cuộc phỏng vấn với ông Lindsey Graham, thượng nghị sĩ của bang South Carolina, người cho rằng việc "Iran phóng tên lửa" là hành động gây chiến tranh.
Một lần nữa, chúng ta lại thấy phe này không làm gì khác ngoài việc đe dọa phe kia. Những khái niệm về sự tạm nghỉ, để mọi thứ giảm nhiệt, rồi sau đó đàm phán và thảo luận một cách sáng suốt dường như không tồn tại.
Giữa những người dân Mỹ với nhau, tình hình cũng không khá hơn. Hầu hết những người theo Đảng Cộng hòa ủng hộ ông Trump, ngược lại những người thuộc phe Dân chủ lại suy nghĩ khác. Cũng như chuyện người Mỹ chia rẽ về yêu - ghét ông Trump.
Người ủng hộ Trump thì giương cao các khẩu hiệu "Làm cho nước Mỹ vĩ đại", trong khi những người phản đối ông thì thách thức "Hãy luận tội ông Trump ngay lập tức".
Hầu hết người Mỹ yêu chuộng một thế giới hòa bình hơn. Hòa bình có lẽ là mơ tưởng nhưng một thế giới ít biến động chắc chắn sẽ là mong ước chung của cả nhân loại. Sự cứng rắn, với những cái đầu nóng, có thể đạt được mục đích trước mắt của một bên nào đó nhưng nó không khôn ngoan, thiếu cẩn trọng và nguy hiểm về dài hạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận