07/10/2021 17:22 GMT+7

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: 'Số tử vong tại TP.HCM giảm mạnh, chúng ta đã đi đúng hướng'

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã đánh giá như vậy trong cuộc họp trực tuyến chiều nay 7-10 với hơn 700 điểm cầu cả nước.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: Số tử vong tại TP.HCM giảm mạnh, chúng ta đã đi đúng hướng - Ảnh 1.

Đồ hoạ: NGỌC THÀNH

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, đợt dịch lan rộng tại nhiều tỉnh thành phía Nam, đặc biệt là hai địa phương TP.HCM, Bình Dương đã chịu những hậu quả nặng nề.

Cho đến nay, Việt Nam ghi nhận 822.000 ca mắc COVID-19, hầu hết là trong đợt dịch này, tỉ lệ tử vong 2,4%. Dù phòng chống dịch với tâm thế chủ động, tích cực, đại dịch COVID-19 giờ có thể gọi là đại dịch chủng Delta. Tất cả những gì ngành y tế đã chuẩn bị, cả về xét nghiệm, thu dung, hồi sức... đều chưa đủ, nhất là ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp trụ cột

Ông Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cho biết trong 1 tháng qua, số mắc giảm dần, số tử vong giảm hàng ngày và những ngày đầu tháng 10, số tử vong giảm mạnh, đặc biệt là tại TP.HCM.

"3 đợt dịch đầu chúng ta đã khống chế dịch rất tốt, khống chế được số tử vong. Đợt dịch thứ 4 với số mắc và số tử vong tăng nhiều, tỉ lệ tử vong chung trên thế giới là 2,04%, Việt Nam 2,5% và hiện giảm còn 2,4%" - ông Khuê cho biết.

Tỉ lệ tử vong, theo ông Khuê, nếu tính cả 150.000 - 200.000 trường hợp dương tính sau xét nghiệm nhanh thì tỉ lệ mắc/chết cả nước và tại TP.HCM sẽ giảm xuống dưới 2%. Tuy nhiên, hiện còn số tử vong tại nhà chưa khai thác được nên tỉ lệ tử vong đang tạm tính trên số ca có xét nghiệm RT-PCR, đến nay là 2,4%.

Trong 1 tháng vừa qua (từ 7-9 đến 6-10), số tử vong đã giảm từ 300 - 400 ca/ngày xuống còn trên 100 ca những ngày gần đây. Đặc biệt tại TP.HCM, số tử vong đã giảm từ 250 - 280 ca/ngày đầu tháng 9 hiện còn 88 ca/ngày (6-10).

Thời điểm tháng 8, có bệnh viện chuyên tiếp nhận bệnh nặng tại TP.HCM có tỉ lệ tử vong trên 40%, hiện ở cơ sở này tỉ lệ bệnh nhân nặng tử vong đã giảm còn 20%.

Kết quả này, theo ông Khuê, bắt nguồn từ 5 biện pháp trụ cột: cách ly F1 và sau đó là cách ly F0 tại nhà tại khu vực dịch nóng; chuyển tháp điều trị từ 5 tầng xuống còn 3 tầng từ 26-8; thành lập các trung tâm hồi sức cấp cứu bệnh nhân COVID-19; trang bị thêm oxy và trang thiết bị y tế; điều gần 20.000 y bác sĩ, học viên y khoa đến TP.HCM, Bình Dương, các tỉnh Tây Nam Bộ.

"Nhiều bệnh viện lúng túng trong điều trị ở giai đoạn đầu"

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và cục trưởng Lương Ngọc Khuê cũng thẳng thắn nhận định tỉ lệ tử vong cao là do số lượng bệnh nhân gia tăng quá nhanh, hệ thống hiện có không đáp ứng được.

"Nhiều bệnh viện ở TP.HCM giai đoạn đầu còn lúng túng trong điều trị. Việc phân tầng rộng (5 tầng) dẫn đến lúng túng trong chuyển viện, nhiều người bệnh không có phương tiện vận chuyển đến cơ sở y tế. Số lượng F0, F1, F2 lớn làm ngành y tế quá tải, thiếu nhân lực y tế", ông Khuê nói.

Những biện pháp tích cực từ giữa tháng 8, cùng với lực lượng y bác sĩ cả tăng cường và tại chỗ đã giúp hiệu quả điều trị tốt hơn, giãn F0 không có triệu chứng lâm sàng tại nhà giúp giãn bớt cơ sở y tế. "Số tử vong đã giảm dần tuy vẫn còn ở mức trên 100 ca/ngày, nhưng điều đó cũng cho thấy hướng đi hiện nay là đúng", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhận định.

Chứng trầm cảm sau khi mắc COVID-19 chữa được bằng thuốc thông dụng Chứng trầm cảm sau khi mắc COVID-19 chữa được bằng thuốc thông dụng

TTO - Một nghiên cứu nhỏ tại Ý cho thấy những người bị trầm cảm sau khi hết COVID-19 có thể được điều trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm phổ biến. Phát hiện này góp phần giải quyết các di chứng kéo dài của COVID-19.



LAN ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp