Có hai luồng ý kiến chính về vụ việc. Luồng ý kiến thứ nhất bạn đọc chia sẻ hội phụ huynh học sinh ở các trường dường như… "tàng hình" với các phụ huynh khác, không ai biết hội này làm gì cho đến kỳ họp phụ huynh là xuất hiện chỉ để kêu gọi đóng tiền.
Gần 20% số ý kiến muốn giải tán hội vì vai trò của hội mờ nhạt với ý nghĩa, trách nhiệm mà hội nên làm.
"Hội phụ huynh chỉ là trên lý thuyết, tất cả do nhà trường quyết định, hội này lập ra chỉ cho vui thôi" - bạn đọc xưng tên Tư xe ôm bình luận.
Các vị lãnh đạo ngành giáo dục phải đi sâu hơn nữa để nắm thực trạng ngành hiên tại chứ ngồi đọc báo cáo thì văn bản đó được trau chuốt kỹ rồi.
bạn đọc Công Thương - congthuong69@
Luồng ý kiến thứ hai yêu cầu hội phải thể hiện đúng trách nhiệm của mình thay vì làm "cái loa" cho nhà trường và vô tình có thể làm xấu đi hình ảnh của chính các nhà giáo nếu hội lạm quyền.
Có nhiều nỗi niềm "không biết tỏ cùng ai", bạn đọc Tự Nguyện bức xúc đầu năm đi họp phụ huynh, bao giờ cũng phải ký vào một tờ giấy soạn sẵn là tự nguyện đóng góp này nọ.
Các phụ huynh chỉ việc ký vào, mà không ký là không được. Thế là sau này, nếu ai kêu ca thì họ đưa ra danh sách tự nguyện đã có chữ ký đây rồi.
Ông Lê Minh Tiến - phụ huynh tại TP.HCM - nói về thực tế các cuộc họp phụ huynh - Thực hiện: QUỐC THANH
Bạn đọc Mai Hà than "toàn nhà trường gợi ý rồi lấy hội phụ huynh ra làm bình phong. Nếu ý kiến không nộp thì con mình học sẽ bị đối xử khác các bạn. Mà nộp thì 'nặng' quá không gánh nổi".
Bạn đọc Nguyễn Đức Lâm góp thêm: Đừng vì một vài phụ huynh có điều kiện kinh tế mà bắt các phụ huynh khác phải khổ sở nữa.
Bạn đọc Lê Tiến Thành gửi đến Tuổi Trẻ Online những dòng tâm sự của người từng trải qua những giây phút "là người trong cuộc".
"Con tôi làm lớp trưởng, tôi được thầy chủ nhiệm lớp đề cử làm hội trưởng hội phụ huynh (theo cách gọi của bạn đọc). Mỗi tháng chỉ họp một lần nhưng chủ yếu chỉ bàn đến các khoản thu trong trường và kế hoạch liên quan đến tiền phát sinh trong năm học.
Mỗi lần đi họp hội trưởng xong, khi về truyền đạt lại ý kiến cho các cháu mà thấy buồn. Đến năm cháu lên lớp 12, dù nhà trường và con thuyết phục mấy tôi cũng không làm nữa dù con mình vẫn là lớp trưởng 3 năm cấp 3. Nguyên nhân chỉ là các khoản thu phi lý".
Bạn đọc Nguyễn Thu Hiền cho biết học sinh nào vào lớp 1 cũng bị bắt đóng tiền mua tivi và máy chiếu, thậm chí cả laptop trang bị cho cô giáo nữa.
Nhiều bạn đọc cho hay danh mục đóng góp và mua sắm tại các trường học thông qua hội phụ huynh năm nào cũng giống nhau ở một số thiết bị như: tivi, máy tính, bàn ghế, camera… Và đặt câu hỏi: "Không hiểu chất lượng của các thiết bị này thế nào mà mỗi năm phải mỗi thay?".
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên - Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ nói về giải pháp chống lạm thu - Thực hiện: QUỐC THANH
Chia sẻ với bức xúc của phụ huynh, bạn đọc Công Thương gửi hiến kế đến ngành giáo dục phải có những quy định cụ thể đối với các trường và theo vùng miền. Được thu cái gì và tuyệt đối không thu các khoản nào. Đừng để các trường lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh.
Góp thêm một đề xuất, bạn đọc Nguyễn Hưng cho rằng điều quan trọng là các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành, ban giám hiệu nhà trường quan tâm tới vấn đề này giúp cho phụ huynh không phải đóng góp những khoản thu không đáng có trong khi thu nhập hiện nay vẫn ở mức khiêm tốn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận