Dù vậy câu chuyện buôn bán trên lòng đường, vỉa hè xưa nay đã thành một thói quen ăn sâu vào tiềm thức người dân. Hầu hết những gánh xôi, hộp cơm... bán dọc đường đi cũng tiện đường cho người đi làm vội. Bản thân người bán là dân tứ xứ về mưu sinh bán ở lòng đường, vỉa hè để đỡ tốn tiền thuê mặt bằng.
Chính vì vậy chính quyền tính toán thu phí sử dụng tạm thì nhất định phải giải quyết được hai vấn đề.
Thứ nhất, quy hoạch lòng đường, vỉa hè làm sao vừa đảm bảo mỹ quan đô thị, vừa giải quyết được việc làm cho người "buôn gánh bán bưng".
Theo tôi, TP.HCM nên tiến hành thí điểm ở khu vực trung tâm, các tuyến phố đi bộ. Thời gian đầu, để khuyến khích người "buôn gánh bán bưng" có thể miễn phí, sau đó căn cứ tình hình mới bắt đầu thu phí.
Như vậy sẽ hài hòa lợi ích các bên, dễ dàng nhận được sự đồng tình ủng hộ chính sách mới. Đây cũng là hướng để tránh một số trường hợp không tán đồng, tiếp tục lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây ra tranh chấp, cản trở việc chung.
Thứ hai, các cơ quan chức năng nên nghiên cứu mô hình quản lý ở các nước khác. Việc khai thác lòng đường, vỉa hè không những tốt lên mà việc buôn bán trên vỉa hè trở thành nét văn hóa. Chúng ta cũng cần lưu ý nên nghiên cứu kỹ trước khi làm đồng bộ, không làm manh mún.
Bên cạnh đó khi đã triển khai thu phí thì chính quyền phải cam kết trật tự lòng đường, vỉa hè, đầu tư phát triển xe công cộng. Về mặt quản lý, TP.HCM phân cấp rõ ràng, quyền lợi và nghĩa vụ không chồng chéo như trước nay.
Từ đó hình thành nên một hình ảnh TP.HCM văn minh - hiện đại, không còn nạn lấn chiếm. Người dân an tâm sử dụng lòng đường, vỉa hè theo quy hoạch, định hướng của chính quyền.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận