24/12/2023 10:57 GMT+7

Thu phí vỉa hè, đừng quên những cuộc mưu sinh nơi hẻm nhỏ

Đừng sợ việc cho phép người dân sử dụng vỉa hè sẽ gây mất mỹ quan đô thị, ngược lại nó chính là bộ mặt sống động, là 'hơi thở' và hồn cốt đô thị.

Quận 1 (TP.HCM) kẻ vạch vỉa hè đường Nguyễn Trãi để người dân đậu xe máy miễn phí, tự quản. Trong ảnh: khách đi bộ bên trong vạch kẻ trên đường Nguyễn Trãi, quận 1, chiều 19-12 - Ảnh: T.T.D.

Quận 1 (TP.HCM) kẻ vạch vỉa hè đường Nguyễn Trãi để người dân đậu xe máy miễn phí, tự quản. Trong ảnh: khách đi bộ bên trong vạch kẻ trên đường Nguyễn Trãi, quận 1, chiều 19-12 - Ảnh: T.T.D.

TP.HCM sẽ chính thức thu phí tạm sử dụng lòng đường, vỉa hè từ ngày 1-1-2024. Việc này nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của rất nhiều người, đặc biệt với những người kinh doanh có liên quan vỉa hè hoặc "chọn" vỉa hè là nơi kiếm sống.

Không riêng TP.HCM, quản lý vỉa hè là vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong công tác quản lý đô thị tại nhiều địa phương. Ứng xử với vỉa hè thường không giống nhau ở mỗi địa phương: nơi kiên quyết dẹp trắng, nơi dùng dằng lúc làm nghiêm lúc ngó lơ và nơi mạnh dạn phân chia vỉa hè làm nhiều phần (phần trong cùng giáp mặt tiền nhà cho phép buôn bán hoặc để xe).

Trong cấu trúc quy hoạch đô thị xưa nay, nhà gắn liền với phố (nhà phố). Nhiều người mưu sinh gắn bó với vỉa hè. Nay cho phép có thu phí sử dụng một phần vỉa hè còn đóng góp ngân sách thúc đẩy phát triển địa phương.

Có một nghịch lý trong việc cho phép sử dụng vỉa hè có thu phí. Việc này áp dụng đối với những vỉa hè rộng, những vỉa hè nhỏ thì không được phép.

Thực tế trong cấu trúc đô thị, vỉa hè nhỏ thường gắn với đường phố nhỏ và theo đó nhà (đất) cũng có diện tích nhỏ hơn. Cư dân sinh sống ở những tuyến đường này thường chọn vỉa hè là nơi mưu sinh độ nhật là nhu cầu lớn đối với những cư dân buôn bán nhỏ trong hẻm nhỏ, người nhập cư.

Họ không có hoặc ít có điều kiện thuê mặt bằng ở những đường tuyến phố lớn để kinh doanh mua bán. Vậy nên, việc cho phép sử dụng một phần vỉa hè có thu phí cũng cần được nghiên cứu xem xét ở những tuyến đường nhỏ trong các khu dân cư, theo thời gian nhất định.

Thu phí hay không thu phí vỉa hè do chính quyền sở tại cân nhắc theo tình hình thực tế địa phương. Nhưng việc sử dụng vỉa hè có đăng ký sẽ gắn liền với trách nhiệm của người kinh doanh, địa phương dễ quản lý.

Bên cạnh việc cho phép tạo điều kiện về sinh kế cho người dân là sự quản lý, giám sát nghiêm ngặt từ chính quyền địa phương để tránh vỉa hè bị lạm dụng, trở nên nhếch nhác. Đừng sợ việc cho phép người dân sử dụng vỉa hè sẽ gây mất mỹ quan đô thị, ngược lại nó chính là bộ mặt sống động, là "hơi thở" và hồn cốt đô thị. Vấn đề ở chỗ chính quyền tổ chức ra sao và quản lý việc này thế nào.

Quản lý đô thị xưa nay là công tác phức tạp, đòi hỏi sự kiên định về lập trường trong việc giữ gìn mỹ quan và trật tự đô thị nói chung, tuy vậy cũng cần đòi hỏi sự linh hoạt khéo léo để đô thị vận hành theo đúng cấu trúc vốn có và phù hợp thực tiễn đời sống thị dân.

Những ngày cuối năm là thời điểm rất nhạy cảm đối với đời sống, đặc biệt với thành phần yếu thế hơn trong xã hội. Cho phép sử dụng một phần vỉa hè có thu phí rất đáng được chờ đợi đặc biệt trong bối cảnh đời sống thị dân khó khăn do nền kinh tế suy thoái nói chung.

Giải pháp và cách làm hiệu quả nhất từ chính quyền đô thị phải là giải pháp không sợ trách nhiệm, ngược lại đó phải là giải pháp gắn với việc mưu sinh của thị dân.

Thu phí vỉa hè ở TP.HCM: Mong sớm có hướng dẫn cụ thểThu phí vỉa hè ở TP.HCM: Mong sớm có hướng dẫn cụ thể

TP.HCM sẽ chính thức thu phí sử dụng tạm lòng đường, vỉa hè kể từ ngày 1-1-2024 tới đây. Nhiều bạn đọc bày tỏ ủng hộ thu phí vỉa hè để quản lý lòng đường, vỉa hè nề nếp hơn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp