16/09/2023 18:07 GMT+7

Thu phí lòng đường, vỉa hè ở TP.HCM: Mục tiêu chính là đảm bảo giao thông

Việc ban hành quy định thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè, tiêu chí sẽ là công cụ quản lý đô thị nhằm tránh tình trạng mạnh ai nấy lấn như hiện nay.

Từ đầu năm 2024, TP.HCM dự tính sẽ thu phí lòng đường, vỉa hè. Ảnh chụp vỉa hè khu vực hồ con Rùa được UBND quận 3 sử dụng làm không gian phục vụ cộng đồng - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Từ đầu năm 2024, TP.HCM dự tính sẽ thu phí lòng đường, vỉa hè. Ảnh chụp vỉa hè khu vực hồ con Rùa được UBND quận 3 sử dụng làm không gian phục vụ cộng đồng - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Là tiêu chí quản lý trật tự đô thị

UBND TP.HCM vừa có tờ trình gửi HĐND TP.HCM về mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP. 

Theo quy định tại Luật Phí và lệ phí ban hành năm 2015, phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố là danh mục các khoản phí thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh. Hiện nay TP chưa có quy định đầy đủ về mức phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố; chỉ mới ban hành mức phí sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ xe ô tô theo giờ. Vì vậy, việc ban hành quy định nhằm tạo công cụ quản lý đô thị một cách minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu cấp thiết của người dân. 

Theo tờ trình, các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng tạm thời lòng đường để tổ chức các hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội); làm điểm trông giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa; làm điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; bố trí điểm trông giữ xe có thu tiền dịch vụ trông giữ xe; làm điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa; làm điểm bố trí các công trình, tiện ích phục vụ giao thông công cộng có thu tiền người sử dụng và lắp đặt các công trình tạm trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông; làm điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình.

Theo tờ trình, việc ban hành quy định không phải để triển khai đồng loạt, mà TP chỉ xem xét cụ thể cho một số vị trí phù hợp, đảm bảo tiêu chí khi người dân có nhu cầu cấp thiết. Lòng đường, hè phố để phục vụ cho giao thông là chính, ưu tiên cho người đi bộ.

Trường hợp sử dụng phải bảo đảm các nguyên tắc, phù hợp với các tiêu chí. Chẳng hạn như không gây mất trật tự an toàn giao thông, phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu từ 1,5m, phần lòng đường còn lại đủ bố trí tối thiểu hai làn xe ô tô cho một chiều lưu thông. Đồng thời, phải phù hợp công năng và kết cấu chịu lực của lòng đường, hè phố và phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép hoặc chấp thuận. 

Như vậy, khi quy định được thông qua sẽ tránh được tình trạng lòng đường, vỉa hè mạnh ai nấy lấn như hiện nay. 

Lòng đường, vỉa hè là khu vực công cộng, do vậy một số trường hợp muốn sử dụng tạm thời sẽ phải được cơ quan quản lý chấp thuận và phải trả phí. Số tiền thu phí sẽ được nộp vào ngân sách TP để tái đầu tư hạ tầng, đô thị. Từ đó góp phần lập lại trật tự xã hội, mỹ quan đô thị, hướng đến xây dựng TP văn minh, hiện đại phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Đề xuất triển khai từ 1-1-2024

Theo tờ trình, sau khi HĐND TP.HCM ban hành nghị quyết, UBND TP ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện, các sở ngành, địa phương sẽ triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong đề án thu phí lòng đường, vỉa hè. Việc thực hiện sẽ đảm bảo thu đúng, thu đủ, công khai, minh bạch, kịp thời và đồng bộ trên địa bàn TP.HCM. Thời gian thu phí đề xuất triển khai từ 1-1-2024. 

Sở Giao thông vận tải TP và địa phương sẽ rà soát, ban hành danh mục các tuyến đường đủ điều kiện sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè.

Đối với các hoạt động tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa, điểm trông, giữ xe có thu tiền dịch vụ, các địa phương có trách nhiệm rà soát trên địa bàn quản lý các khu vực đủ điều kiện để thực hiện. Ngoài ra phải xây dựng phương án thực hiện phù hợp với thực tế, đặc thù đô thị của từng khu vực mình quản lý.

Cơ quan chức năng phải đảm bảo thủ tục thuận lợi cho tổ chức cá nhân đóng phí. Trong đó, xem xét việc thu phí kết hợp cùng với công tác cấp phép hoặc chấp thuận phương án sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè. 

Lãnh đạo TP.HCM giao Sở Giao thông vận tải TP và các địa phương chỉ đạo các lực lượng thanh tra, đội quản lý trật tự đô thị theo dõi sát sao; các địa phương xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp và quy trình kiểm tra, giám sát, xử lý để triển khai.

Mức phí cho người có nhu cầu sử dụng ra sao?

TP.HCM chia thành 5 khu vực, trong đó khu vực quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, khu A khu đô thị mới Nam thành phố và khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ thu phí cao nhất 50.000 đồng/m²/tháng (không phải khu trung tâm) và 100.000 đồng/m²/tháng (tuyến đường trung tâm) cho các hoạt động kinh doanh, mua bán… (trừ hoạt động đỗ xe và trông giữ xe).

Riêng sử dụng vỉa hè, lòng đường để trông giữ xe sẽ chịu mức phí 350.000 đồng/m²/tháng đối với tuyến đường trung tâm và 180.000 đồng/m²/tháng cho các tuyến còn lại.

TP.HCM thu phí lòng đường, vỉa hè một năm có thể được 1.552 tỉ đồngTP.HCM thu phí lòng đường, vỉa hè một năm có thể được 1.552 tỉ đồng

Hiện nay, nhu cầu sử dụng tạm lòng đường, vỉa hè của người dân rất lớn nhưng chưa được đáp ứng. Trong khi ngân sách để sửa chữa đường sá tại TP.HCM vẫn còn hạn chế…

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp