21/08/2017 17:12 GMT+7

​Thu phí BOT: Dân ủng hộ mới làm được

XUÂN LONG - DOÃN HÒA
XUÂN LONG - DOÃN HÒA

TTO - Đó là khẳng định của ông Bùi Văn Thắng - giám đốc Sở GTVT Hòa Bình - nơi có trạm thu phí Xuân Mai từng bị dân phản đối.

Trạm thu phí cầu Bến Thủy 1 qua sông Lam nối hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh từng ồn ào một thời gian dài do người dân phản đối - ẢNH: DOÃN HÒA
Trạm thu phí cầu Bến Thủy 1 qua sông Lam nối hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh từng ồn ào một thời gian dài do người dân phản đối - Ảnh: DOÃN HÒA
Người dân đồng tình thì tỉnh mới thống nhất với công ty BOT quy định thu, vì cái gì cũng phải được lòng dân, dân ủng hộ mới làm được, mà chính sách được ủng hộ thì mới đi vào đời sống thực tế
Giám đốc Sở GTVT Hòa Bình BÙI VĂN THẮNG

Những ngày qua, dư luận cả nước hết sức quan tâm tới việc người dân phản đối trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) nhưng trên thực tế, đây chỉ là một trong số ít các trạm thu phí bị người dân phản đối do có những bất hợp lý.

Dân đồng ý mới thu

Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình được thực hiện theo hình thức BOT có tổng mức đầu tư gần 2.989 tỉ đồng để cải tạo mặt đường 31km quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình và xây dựng mới 25,6km đường cấp 3 đồng bằng từ Hòa Lạc lên TP Hòa Bình.

Dự án do liên danh Tổng công ty 36 - Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại Hà Nội - Công ty cổ phần Trường Lộc đầu tư, khởi công ngày 17-5-2014.

Nhà đầu tư được lập 1 trạm thu phí tại mỗi tuyến đường (quốc lộ 6 và đường Hòa Lạc - Hòa Bình) để thu phí hoàn vốn trong thời gian 25 năm 9 tháng.

Đến tháng 4-2015, dự án hoàn thành, nhà đầu tư thực hiện thu phí với mức xe dưới 12 chỗ 25.000 đồng/lượt (từ đầu 2016 35.000 đồng/lượt), với xe 18 tấn trở lên, xe chở container 40 fit 180.000 đồng/lượt (từ đầu 2016 200.000 đồng/lượt).

Tuy nhiên, ngày 20-10-2015 tại trạm trên quốc lộ 6, người dân ở các xã quanh trạm thu phí đã phản đối mức thu và cho rằng đây là tuyến đường độc đạo qua thị trấn Lương Sơn, nhiều người chỉ đưa đón con đi học cũng phải mua vé cả tuyến, mức thấp nhất cho xe 4 chỗ 25.000 đồng.

Trước tình thế này, sở đã tham mưu UBND tỉnh cần tính thực tế đường đi của dân địa phương để thu phí, vì vấn đề này liên quan đến quyền lợi kinh tế của người dân.

“Giải pháp đầu tiên là vận động, tuyên truyền. Tiếp nữa là phải có điều chỉnh những cái bất hợp lý bởi mọi việc xuất phát từ việc người dân quanh đó chỉ đi mấy km qua trạm thu phí mà cũng phải nộp phí cho cả tuyến mấy chục km là không phù hợp”, ông Thắng nói.

Theo ông Thắng, với mức thu ban đầu, các hộ dân những xã quanh trạm thu không đồng tình, sau đó, trong thực hiện phải có một loạt các giải pháp tháo gỡ, từ việc giảm mức thu tới 60%, tức chỉ bằng 1/3 tuyến đường và áp dụng vé tháng.

“Những chính sách này đều đưa xuống tham vấn người dân và UBND các xã, huyện. Người dân đồng tình thì tỉnh mới thống nhất với công ty BOT quy định thu, vì cái gì cũng phải được lòng dân, dân ủng hộ mới làm được, mà chính sách được ủng hộ thì mới đi vào đời sống thực tế”, ông Thắng nói.

Đến nay, người dân đã không còn phản đối mức thu phí của trạm Xuân Mai - Hòa Bình.

Băn khoăn với hướng dẫn miễn phí

Cũng buộc phải có giải pháp là miễn phí cho người dân, tuy nhiên chủ đầu tư trạm thu phí Bến Thủy 1 và cầu Bến Thủy 2 vẫn còn những băn khoăn.

Trạm thu phí này do Tập đoàn Cienco 4 quản lý, thu phí để hoàn vốn cho tuyến tránh TP Vinh, Nghệ An và đoạn quốc lộ 1 mở rộng, từ phía nam cầu Bến Thủy đến huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Thời gian thu phí hoàn vốn dự án BOT của hai trạm đến năm 2031.

Quá trình thu phí qua hai trạm thu phí này đã vấp phải sự phản ứng của người dân và chính quyền địa phương xung quanh vì họ cho rằng “không đi mét đường BOT nào của Cienco 4 đầu tư mà vẫn phải trả phí là vô lý”.

Liên tục đầu tháng 12-2016 và giữa tháng 3-2017, người dân đưa ôtô căng băng rôn, dán biểu ngữ “diễu hành” và dùng tiền mệnh giá nhỏ mua vé để phản đối trạm thu phí cầu Bến Thủy 1 và cầu Bến Thủy 2.

Sau đó, chủ đầu tư đã phải thực hiện việc miễn phí cho gần 18.000 phương tiện của người dân xung quanh trạm.

Mặc dù vậy, đến nay, ông Ngô Trọng Nghĩa - phó tổng giám đốc Cienco 4 - cho biết “vẫn băn khoăn vì các bộ, ngành vẫn chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể như đối tượng, phạm vi, thời gian miễn giảm.”

“Vé miễn phí được chúng tôi cấp cho người dân từ cuối tháng 4-2017 và có hiệu lực đến tháng 10-2017, nhưng sau thời hạn này thì việc miễn giảm có được thực hiện tiếp hay không hoặc thay thế bằng cách nào thì vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết” - ông Nghĩa cho hay.

Điều chỉnh miễn phí cho dân là phá vỡ hợp đồng BOT

Lãnh đạo Cienco 4 cho rằng việc điều chỉnh miễn phí cho người dân hai bên cầu để đảm bảo lợi ích của người dân đã phá vỡ hợp đồng BOT mà chủ đầu tư đã ký kết với nhà nước trước đó. Đồng nghĩa với việc phải kéo dài thời gian thu phí, đảm bảo việc hoàn vốn của chủ đầu tư.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hải Nam - chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh - đánh giá việc miễn phí vé cho người dân 4 địa phương Hà Tĩnh, Nghệ An thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh sống hai bên cầu đi lại, học tập, làm việc.

Giải tỏa được bức xúc của người dân trước việc đặt trạm thu phí khi người dân không đi đường BOT.

XUÂN LONG - DOÃN HÒA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp