18/02/2025 11:08 GMT+7

Thu nhập cả trăm triệu mỗi tháng tôi vẫn thấy trống rỗng, vì sao?

Có thời điểm, thu nhập hằng tháng của tôi cả trăm triệu. Mỗi ngày, tôi cắm cúi làm việc từ 10-12 tiếng, tối về chỉ lướt điện thoại rồi lặng lẽ chìm vào giấc ngủ.

Bao nhiêu tiền cho một người trẻ đủ sống ở thành phố? - Ảnh 1.

Lướt mạng săn sale trở thành thói quen của không ít bạn trẻ ngày nay - Ảnh: YẾN TRINH

Một ngày cuối tuần, tôi ngồi cà phê với người bạn cũ, câu chuyện xoay quanh công việc, cuộc sống, rồi cuối cùng chốt lại ở câu hỏi: "Cậu nghĩ mỗi tháng cần kiếm bao nhiêu tiền để đủ sống, hay ít nhất là để cảm thấy hạnh phúc?".

Thu nhập cao mà sao vẫn lo lắng?

Bạn tôi có thu nhập khá cao nhưng vẫn không ngừng lo lắng về tương lai. Tôi cũng chẳng lạ gì điều này. Vì thường ngay cả khi đạt đến mức lương từng mơ ước, chúng ta vẫn có thể thấy chưa đủ.

Vậy, rốt cuộc bao nhiêu tiền là đủ để người trẻ sống ở thành phố mà không lo lắng?

Hơn mười năm trước, khi mới ra trường, tôi nhận mức lương khởi điểm 8,6 triệu đồng/tháng. Khi đó tôi nghĩ: "Chắc 15 triệu đồng là đủ sống thoải mái".

Đến khi đạt được mức đó, tôi lại thấy 30 triệu đồng mới là con số lý tưởng. Và khi quen những người kiếm được 50-100 triệu đồng/tháng, tôi tự hỏi: "Mình đang kiếm quá ít chăng?".

Chúng ta thường vô tình đặt ra các tiêu chuẩn ngày càng cao, chịu ảnh hưởng từ nhiều người xung quanh và cả mạng xã hội. 

Khi ai đó khoe chuyến du lịch châu Âu, mua xe mới, tậu nhà sang, mỗi người lại tự nhủ: "Mình cũng phải cố gắng hơn nữa".

Thế là lại lao vào công việc, chịu áp lực nặng nề, nhưng đến cuối cùng nhận ra rằng thu nhập cao hơn không đồng nghĩa với ít lo lắng hơn.

Tôi từng tin rằng có nhiều tiền đồng nghĩa với hạnh phúc. Nhưng thực tế không hẳn như vậy.

Nhiều tiền nhưng không có thời gian tiêu xài. Kiếm tiền giỏi nhưng sức khỏe giảm sút. Lương cao nhưng công việc gây stress, mất phương hướng.

Nhà kinh tế học Daniel Kahneman, người từng đoạt giải Nobel, đã nghiên cứu về "điểm bão hòa thu nhập". Ông phát hiện rằng sau khi đạt mức thu nhập đủ để sống thoải mái, kiếm thêm tiền không còn tác động quá nhiều đến mức độ hạnh phúc. 

Tức là một khi bạn đã có đủ tiền để chi trả cuộc sống ổn định, phần còn lại chủ yếu là để tạo cảm giác an toàn, chứ không hẳn làm bạn vui hơn.

Nhưng tại sao lương tăng mà ta vẫn thấy thiếu? Tôi nghĩ một phần là do chủ nghĩa tiêu dùng.

Bạn có bao giờ mua món đồ đắt tiền, cảm thấy hạnh phúc trong vài ngày, rồi sau đó nó trở thành thứ bình thường chưa?

Đó gọi là "hiệu ứng thích nghi", con người có xu hướng nhanh chóng quen với những gì mình có, rồi lại muốn thứ khác tốt hơn.

Lúc chưa có iPhone, ta chỉ cần một chiếc điện thoại bấm gọi là được. Nhưng sau khi có iPhone, ta lại muốn đời mới hơn, xịn hơn.

Khi còn chạy xe máy, nghĩ có ô tô sẽ sướng. Nhưng mua xong lại thấy cần xe sang hơn. Vòng xoáy này không bao giờ dừng lại, trừ khi ta biết giới hạn của mình.

Cắm cúi làm việc, có tiền rồi vẫn trống rỗng

Nhiều người trẻ, kể cả tôi, đều từng rơi vào trạng thái bận rộn nhưng trống rỗng.

Có thời điểm, thu nhập hằng tháng của tôi cả trăm triệu. Mỗi ngày tôi cắm cúi làm việc từ 10-12 tiếng, tối về chỉ lướt điện thoại rồi lặng lẽ chìm vào giấc ngủ. 

Và cứ thế, tôi tự hỏi: Liệu mình đang sống thực sự, hay chỉ đang tồn tại qua ngày?

Tôi từng nghĩ chỉ khi đạt được những thứ lớn lao, tôi mới thấy hạnh phúc. Nhưng hóa ra, điều nhỏ bé lại chính là thứ khiến mình vui vẻ mỗi ngày.

Hạnh phúc không nhất thiết phải đến từ những thứ xa hoa. Có thể là một buổi sáng thảnh thơi với ly cà phê thơm, bữa ăn ngon với người thân, hay buổi chiều lang thang phố phường không vội vã.

Nếu bạn ghét công việc hiện tại, bạn nên tìm cách kết nối nó với mục tiêu lớn hơn. 

Ví dụ, nếu là nhân viên văn phòng, bạn có thể nghĩ  công việc này giúp bạn có tài chính ổn định để làm điều mình thích. 

Tôi thấy sự thật thú vị là những người dành thời gian giúp đỡ người khác thường hạnh phúc hơn. Vì giúp ai đó một việc nhỏ, sẽ cảm thấy cuộc sống có giá trị hơn, hay khi dành tiền cho gia đình, sẽ thấy đồng tiền có ý nghĩa hơn.

Mức thu nhập không phải là yếu tố quyết định sự thoải mái trong cuộc sống. 

Nếu biết cách phân bổ và sử dụng tiền hợp lý, chi tiêu tiết kiệm và ưu tiên những nhu cầu thiết yếu sẽ giúp cuộc sống dễ dàng hơn.

Nhà tâm lý học Martin Seligman, cha đẻ của tâm lý học tích cực, đã đưa yếu tố giúp con người hạnh phúc thật sự, như: Cuộc sống tích cực, tận hưởng những niềm vui nhỏ; Sự gắn kết, làm điều có ý nghĩa.

Chi trả chi phí sinh hoạt cơ bản (nhà, ăn uống, đi lại, bảo hiểm); Có khoản tiết kiệm để không lo lắng về tương lai; Đủ tiền để tận hưởng sở thích, du lịch, trải nghiệm; Không cảm thấy bị áp lực tài chính đè nặng mỗi ngày...

Thu nhập bao nhiêu là đủ?

Câu trả lời không phải ở con số, mỗi người có một mức "đủ" khác nhau.

Theo tôi, biết đủ là đủ. Có câu nói thế này "người giàu không phải là người kiếm nhiều tiền nhất, mà là người biết đủ".

Nhưng dù ở mức nào, điều quan trọng nhất vẫn là kiếm tiền mà không để tiền chi phối cuộc sống. Một cuộc sống đáng mơ ước không phải đo bằng thu nhập, mà bằng sự cân bằng giữa công việc, sức khỏe và hạnh phúc.

Vì suy cho cùng, tiền bạc chỉ là công cụ, cách chúng ta dùng nó mới quyết định cuộc đời mình.

Bao nhiêu tiền cho một người trẻ đủ sống ở thành phố? - Ảnh 3.Mức sống tối thiểu 1,8 triệu đồng/tháng, thực tế chi tiêu ra sao?

Theo kết quả khảo sát do Tổng cục Thống kê công bố, mức sống tối thiểu của người dân năm 2024 được xác định là 1,8 triệu đồng/người/tháng. Thực tế ở các thành phố lớn, mức chi tiêu ra sao?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp