24/06/2020 17:40 GMT+7

Thử nghiệm truy tiền án, tiền sự bạo lực trước khi kết hôn

LINH TÔ
LINH TÔ

TTO - Một thành phố ở Trung Quốc vừa thiết lập chương trình kiểm tra tiền sử bạo lực cho các cặp đôi muốn kết hôn, nhằm giải quyết tình trạng người trẻ không muốn kết hôn do lo ngại nạn bạo lực gia đình trong nước gia tăng gần đây.

Thử nghiệm truy tiền án, tiền sự bạo lực trước khi kết hôn - Ảnh 1.

Người trẻ ở Trung Quốc ngại kết hôn một phần do lo ngại nạn bạo lực gia đình - Ảnh: AFP

Theo báo Guardian, thành phố Nghĩa Ô ở phía tây Trung Quốc vừa thành lập một chương trình thí điểm cho phép cư dân kiểm tra tiền sử bạo lực trong nước của nửa kia trước khi tiến tới hôn nhân.

Theo thông báo của chính quyền, thành phố sẽ cho ra mắt một cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm thông tin của những người phạm tội từ khắp đất nước, bao gồm những người đã bị kết án, phải chịu lệnh cưỡng chế hoặc bị kết án tù vì bạo lực gia đình kể từ năm 2017.

"Trong nhiều trường hợp, các bên liên quan chỉ biết về bạo lực gia đình sau khi kết hôn. Bằng cách thiết lập cơ sở dữ liệu điều tra, đối phương có thể biết trước và cân nhắc về việc kết hôn", bà Zhou Danying, phó chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ Nghĩa Ô, người đồng sáng lập chương trình, cho biết.

Đây là cơ sở dữ liệu đầu tiên thuộc hình thức này ở Trung Quốc, theo Liên đoàn Phụ nữ toàn Trung Quốc. Các nhà chức trách đảm bảo với công chúng rằng những lo ngại về quyền riêng tư đã được xem xét.

Những người sử dụng cơ sở dữ liệu phải cung cấp căn cước của họ cũng như của người họ dự định kết hôn và đơn đăng ký của họ cho văn phòng đăng ký kết hôn. Không chỉ vậy, họ còn phải ký một thỏa thuận bảo mật.

Người nào phát tán hay sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài quyết định hôn nhân của chính mình sẽ phải "chịu hậu quả pháp lý". Người dùng chỉ có thể tìm kiếm thông tin trên cơ sở dữ liệu hai lần một năm và xem được tối đa hồ sơ của hai đối tượng.

Cơ sở dữ liệu này được thành lập sau khi nạn bạo lực gia đình ở Trung Quốc gia tăng đáng kể trong thời gian cách ly xã hội để phòng chống dịch COVID-19.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng sáng kiến ​​của thành phố Nghĩa Ô có thể bị hạn chế bởi trên thực tế là nhiều trường hợp bạo lực trong nước không được báo cáo, cũng như có những trường hợp bị tòa án bác bỏ. Cảnh sát cũng thường miễn cưỡng điều tra các đơn tố cáo về bạo lực gia đình.

Trước đó, năm 2016, Trung Quốc đã thông qua luật đầu tiên về bạo lực gia đình, nhằm bảo vệ quyền lợi của những người đã kết hôn. Tuy nhiên, nhiều biện pháp khác cũng khiến luật này suy yếu dần.

Bạo lực trong tình yêu, làm gì để tự bảo vệ mình? Bạo lực trong tình yêu, làm gì để tự bảo vệ mình?

TTO - Có 59% bạn nữ được hỏi cho biết từng chịu bạo hành về tinh thần, 23% từng bị quấy rối và bạo hành trên mạng, 24% từng là nạn nhân của sự quấy rối và bạo hành sau khi chia tay bạn trai/chồng.

LINH TÔ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp