13/12/2015 08:21 GMT+7

​Thủ lĩnh tối cao IS đến Libya

SƠN HÀ
SƠN HÀ

TTO - Nguồn tin tình báo của Iran khẳng định thủ lĩnh tối cao của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi đã đến thành phố Sirte trong chiến dịch bành trướng ở Libya.

Hãng thông tấn Iran FARS dẫn nguồn tinh tình báo cho biết Baghdadi đã rời khỏi “thủ đô” Raqqa ở Syria đến Sirte, “đại bản doanh” của IS ở Libya.

Liên minh Hồi giáo Libyan Dawn ủng hộ chính quyền của phong trào Huynh đệ Hồi giáo tại thủ đô Tripoli cũng thông báo nhiều người đã nhìn thấy Baghdadi ở Sirte.

Hôm 11-12, IS cũng tuyên bố đã chiếm được thành phố La Mã cổ đại Sabratha ở Libya. Đây là một di sản thế giới được UNESCO công nhận và là một trong những di tích khảo cổ La Mã được bảo tồn tốt nhất ở Địa Trung Hải.

Hiện tại, IS đã vươn vòi bạch tuộc tới các vị trí chỉ còn cách thủ đô Tripoli khoảng 48 km.

Kể từ khi phương Tây lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, Libya rơi vào hỗn loạn. Hiện tại có hai cính quyền đối đầu nhau. Ở Tripoli là chính quyền của phong trào Huynh đệ Hồi giáo, được liên minh Libya Dawn ủng hộ. Qatar, Sudan và Thổ Nhĩ Kỳ công nhận chính quyền này.

Ở Tobruk là chính quyền của Thủ tướng Abdullah al-Thinni, được phần còn lại của quân đội Syria do tướng Khalifa Haftar lãnh đạo ủng hộ. Ai Cập và UAE công nhận chính quyền này. Không quân Ai Cập cũng hỗ trợ quân sự cho lực lượng của tướng Haftar.

Vô số nhóm phiến quân kiểm soát những vùng lãnh thổ còn lại của Libya. Lợi dụng tình thế đó, IS đã âm thầm chiếm đóng Sirte và mở rộng kiểm soát ở các khu vực lân cận.

Theo báo Huffington Post, tình báo phương Tây ước tính IS đang kiểm soát hoạt động sản xuất từ 30.000 - 40.0000 thùng dầu/ngày ở Libya.

Ước tính IS có 2.000 - 5.000 tay súng tại Libya, 50% tập trung ở Sirte. Các nguồn tin từ Libya cho biết IS trả lương cho các tay súng độc thân ở Libya khoảng 150 USD/tháng, những kẻ có gia đình được 300 USD/tháng. Ngoài ra, phiến quân IS còn được hưởng “chiến lợi phẩm”.

Trong những tháng qua, có nhiều tin đồn cho rằng IS đang đưa các “thủ lĩnh quân sự” và “quan chức hành chính” đến Libya để tổ chức lực lượng tại quốc gia châu Phi.

Các trang web của IS ở Libya tuyên bố “Sirte sẽ có quy mô tương đương như Raqqa”. Điều đó có nghĩa là nếu IS bị đánh bật khỏi Raqqa thì Sirte sẽ trở thành thủ đô mới của “nhà nước Hồi giáo”.

Việc mở rộng hoạt động tại Libya cho thấy tham vọng toàn cầu của IS. Hôm 11-12, Thủ tướng Pháp Manuel Valls cho rằng có thể phương Tây sẽ phải mở chiến dịch quân sự tấn công IS ở Libya.

Hiện Pháp đã tái triển khai 3.500 binh sĩ từng can thiệp quân sự vào Mali tới một căn cứ cách biên giới miền nam Libya khoảng 72 km để đề phòng sự xâm lấn của IS.

Các nguồn tin ngoại giao tiết lộ trong cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Matxcơva hôm 26-11, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã thảo luận về khả năng can thiệp quân sự vào Libya.

Bởi bờ biển Libya rất gần châu Âu, IS có thể sử dụng quốc gia này làm bàn đạp để tấn công lợi ích của châu Âu.

Ngoài ra, tình báo phương Tây còn xác định IS đang sử dụng các nhóm khủng bố chi nhánh để gây bất ổn ở Tunisia, Algeria, Morocco và Ai Cập.

Như vậy, IS hoàn toàn đủ sức tạo ra một vùng cực đoan dọc bờ biển miền nam Địa Trung Hải, khiến cuộc khủng hoảng tị nạn châu Âu ngày càng trở nên tồi tệ.

300 tay súng IS tự dồn mình vào tử địa

Theo báo New York Post, mới đây lực lượng IS ở Ramadi tại tỉnh Anbar (Iraq) đã phá hủy cây cầu cuối cùng trên sông Euphrates, đẩy chúng vào thế tự cô lập và không còn đường thoát khi quân đội Iraq đã bao vây kín thành phố phía tây thủ đô Baghdad.

Kể từ khi quân đội Iraq tấn công Ramadi hồi đầu tháng, IS phá hủy hàng loạt cây cầu dẫn vào thành phố.

Tướng Ismail al-Mahlawi của quân đội Iraq cho biết IS vừa cố chặn lực lượng Iraq bằng cách đánh bom cây cầu cuối cùng dẫn vào trung tâm thành phố. Hậu quả là 300 tay súng IS bị mắc kẹt ở Ramadi mà không còn đường thoát.

Đại tá Steven Warren, người phát ngôn liên minh chống IS do Mỹ lãnh đạo, cho rằng đây là sai lầm chiến thuật của IS. “Chúng đã tự cô lập mình” - ông Warren nhấn mạnh.

Người phát ngôn văn phòng thống đốc tỉnh Anbar cho biết các cư dân tại Ramadi báo động tình trạng IS phá hủy hàng loạt tòa nhà và trạm radio trong thành phố.

Trong tuần qua, liên quân Mỹ đã thực hiện 36 cuộc không kích ở Ramadi. Tuy nhiên ước tính vẫn còn khoảng 4.000 - 10.000 thường dân  bị mắc kẹt trong thành phố.

SƠN HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp