Phóng to |
Thủ khoa Chuẩn bên chiếc bàn học bé tí ở góc nhà - Ảnh: Ngọc Hà |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Thật bất ngờ nếu biết hai anh chị của Chuẩn (thôn Thanh Tương, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh)đều chỉ học hết tiểu học, làm sao kèm được em...
“Thằng anh sinh năm 1984, toàn học sinh tiên tiến cũng buộc phải nghỉ học khi vào lớp 6. Cô chị thứ hai học giỏi, tốt nghiệp lớp 5 điểm cao nhất trường bấy giờ, nghỉ tiếc lắm nhưng cũng đành... Nhà khó khăn quá...” - người cha ngậm ngùi.
Chiếc cặp học trò
Người chị, cô học sinh năm năm liền học sinh giỏi của vùng đất Thanh Khương ấy, giờ đang cặm cụi bán hàng rong tận Móng Cái (Quảng Ninh) kiếm kế sinh nhai, vài ba tháng mới về nhà một lần.
Góc học tập của Chuẩn được “ưu tiên” đặt ngay ở góc sáng nhất của gian nhà, hướng ra cửa sổ, nhưng chỉ bé tí teo, kê vừa đủ một cái bàn thấp lúp xúp và một cái ghế “cơ động” được trưng dụng từ bàn nước vào, “lúc để bố uống nước, lúc dành cho con học bài”. Chiếc bàn quá nhỏ, quá hẹp không “tải” nổi những chồng sách nặng, nhà lại không có giá sách, nên cả trong năm học sách vở cũng chỉ biết đặt tạm xuống gầm bàn.
|
Lớp 5, chiếc túi bé xíu bấy lâu Chuẩn vẫn mang đến lớp không để vừa sách nữa, mẹ Chuẩn bảo sẽ thưởng cho con trai út chiếc cặp mới.
“Mẹ đừng mua vội, mẹ nhé” - đứa con trai nhỏ nhẻ bảo. Và hôm sau, cả nhà đã thấy cậu út hí hửng lôi ra... cái túi đựng cám cò khoe với cả nhà: “Con sẽ cho sách vở vào đây, mẹ không phải mua cặp nữa, tốn tiền lắm”.
Nghĩ con trai út cứ mang cái túi cám cò thay cho cặp sách đến lớp dễ ngượng với bạn bè, đôi lần người mẹ xót cho con muốn mua cặp mới nhưng Chuẩn vẫn nằng nặc “con quen rồi”. Vào cấp III, nhà trường tặng chiếc cặp mới, Chuẩn mới biết thế nào là cặp sách học trò.
Cổng trường ĐH quá xa
Nói chuyện học hành, nghề nghiệp tương lai, mắt Chuẩn sáng lên, câu chuyện náo nức, sôi nổi hơn. Nhưng khi chạm nhẹ vào câu chuyện bệnh tật của bố là gương mặt cậu học trò xuất sắc lớp 12A1 Trường THPT Thuận Thành như mờ đi với những âu lo.
Đôi mắt Chuẩn lại đỏ hoe khi nhớ lại gần đây, bóp tay chân cho bố, thấy bố cứ kêu đau buốt dọc ống xương chân; hậu quả từ thời đi bộ đội, ngồi trên xe chở gỗ, xe lật... Nhà nghèo, tiền đâu đi viện.
Chuẩn cứ ứa nước mắt khi những cơn đau quặn sườn hành hạ bố. Chỉ đến khi cậu con trai út khóc nấc lên vì thương bố, “bố đi khám thì con mới yên tâm học hành”, người cha mới dám đi bệnh viện huyện soi chụp và phát hiện căn bệnh tràn dịch màng phổi trái.
Túc tắc vay hàng xóm tiền mua thuốc nửa năm nay, bệnh lúc đầu có đỡ, vài tháng trở lại đây lại đau “không chịu nổi”. Bác sĩ khuyên ra bệnh viện trung ương, nhưng nghĩ đến chi phí lại cắn răng thôi.
Ngay trước kỳ thi ĐH một tuần, thấy bố mặt méo đi vì đau, mấy tháng trời đặt lưng vẫn nguyên một tư thế nghiêng hẳn người về bên trái, Chuẩn lại tỉ tê xin... bố đi bệnh viện. Không được, đứa con trai út khóc òa: “Bố định bỏ con lại, con học ĐH một mình được sao?”.
Gia đình đã lo cho Chuẩn đi học ĐH thế nào rồi? “Nghe nói Hà Nội đắt đỏ lắm; cũng chưa biết tính sao cả?...” - người bố nói rồi cắn răng im lặng. Hai tháng nữa, con trai nhập học...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận