24/11/2024 10:03 GMT+7

Thử khắc họa chân dung công dân toàn cầu

Ngày hội công dân toàn cầu 2024 tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM hôm 23-11 đã phần nào thêm gợi ý để khắc họa chân dung công dân toàn cầu trong bối cảnh hôm nay.

Thử khắc họa chân dung công dân toàn cầu - Ảnh 1.

Trở thành công dân toàn cầu bắt đầu từ ý thức trách nhiệm trong từng việc nhỏ mỗi ngày - Ảnh: C.TRIỆU

Ngày cuối tuần, sân 4A Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM khá đông người từ sáng sớm tìm đến ngày hội do Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM phối hợp cùng Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM và Liên đoàn Lãnh đạo và doanh nhân trẻ Việt Nam (JCI Việt Nam) tổ chức.

Khái niệm công dân toàn cầu theo góc nhìn của tôi phải gắn liền với tư duy bền vững và ý thức trách nhiệm của người đó.

Sinh viên PHẠM NHƯ NGỌC (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM)

Dấn thân và quan tâm vấn đề của nhân loại

Chủ tịch JCI Việt Nam Trần Phương Ngọc Thảo cho rằng một công dân toàn cầu không phải là người đó đã đi được bao nhiêu nước, nói được bao nhiêu ngôn ngữ.

Cốt lõi ở chỗ bạn đã thể hiện tinh thần mình là người trẻ Việt Nam luôn trăn trở trước những vấn đề của nhân loại. Dù sống tại Việt Nam nhưng luôn sẵn tinh thần dấn thân, đồng hành cùng bạn bè năm châu giải quyết những vấn đề toàn cầu mang tính phát triển bền vững.

"Đó cũng là lý do chúng tôi chọn tiêu đề phụ cho Ngày hội công dân toàn cầu năm nay là "Beautiful living" - sống đẹp. Thanh niên sống đẹp được thể hiện bằng hành động, ý chí, tinh thần khát khao đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng", chị Thảo cho hay.

Anh Trần Phước Đại - chủ tịch JCI Đông Sài Gòn - chia sẻ việc trở thành công dân toàn cầu với những dự án quốc tế khi ở Việt Nam là điều hoàn toàn có thể. Điều kiện đó phải là những dự án cộng đồng thực sự tạo ra tác động, giá trị tích cực, bền vững cho xã hội.

"Người trẻ cần tập trung chuẩn bị hành trang tư duy, kiến thức, kỹ năng giao tiếp, hiểu biết văn hóa và nhận thức về các vấn đề toàn cầu để hướng tới trở thành công dân toàn cầu", anh Đại đưa ra gợi ý.

Công dân toàn cầu trong mắt người trẻ

Trong khuôn khổ ngày hội, cuộc thi hùng biện "Trách nhiệm trẻ - Sứ mệnh vì mục tiêu bền vững" đã chia sẻ khá nhiều thông điệp, qua đó phần nào vẽ nên chân dung một công dân toàn cầu. Sinh viên Thạch Thị Ánh Như (Trường ĐH Tài chính - Marketing) bày tỏ một công dân toàn cầu phải luôn có trách nhiệm gắn liền với địa cầu trong tương lai.

Theo Ánh Như, đơn cử như bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi cá nhân qua từng hành động nhỏ, từ việc bỏ rác đúng nơi, hạn chế rác thải nhựa, trồng cây, bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước. Sâu xa đó là việc giáo dục thế hệ trẻ hiểu về các hoạt động, ý nghĩa của việc bảo vệ và tái tạo môi trường sống.

"Một công dân toàn cầu sẽ không ngồi chờ các chương trình vĩ mô do Chính phủ phát động hướng về bảo vệ môi trường mà cần tâm thế hành động. Phải nhớ rằng mọi cuộc cách mạng vĩ đại đều bắt đầu từ những thay đổi nhỏ mỗi ngày", Ánh Như chia sẻ.

Anh Nguyễn Hoàng Thiện (JCI Đà Nẵng) nói ngôn ngữ là điều kiện cần nhưng không phải là tất yếu để một bạn trẻ Việt có thể tương tác, trao đổi thông tin với bạn bè quốc tế hay biến một ai đó thành công dân toàn cầu.

Vấn đề còn là sự am hiểu văn hóa toàn cầu, cách giao thiệp và ứng xử giữa người với người. Có văn hóa toàn cầu, cơ hội trở thành công dân toàn cầu sẽ tốt hơn.

"Với tôi, một công dân toàn cầu rất cần có tình yêu, bởi khi đó mới có động lực giúp đỡ, bảo vệ, lên tiếng về mọi vấn đề. Hãy yêu người xung quanh, yêu thiên nhiên và môi trường. Cùng với đó là đi, để cống hiến và chung tay với những ai có chung tình yêu, tự khắc mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp", anh Thiện chia sẻ.

Còn anh Lê Văn Đây (JCI Đà Nẵng) tâm đắc với khái niệm công dân toàn cầu "là một người sống có trách nhiệm với cộng đồng, với địa cầu, với những điều mà vũ trụ ban tặng". Anh nói không quá khó để trở thành công dân toàn cầu, chỉ cần biết nghĩ về cộng đồng, về Trái đất thì chẳng cần ai trao quyền hay chứng nhận người đó cũng có thể gọi là công dân toàn cầu.

Anh Đây cho rằng Trái đất đủ khả năng để tự bảo vệ mình và con người mới cần tự bảo vệ môi trường sống của mình. Thời tiết khắc nghiệt hơn, Trái đất nóng lên, thiên tai có vẻ là cách Trái đất đang phản ứng, đào thải những mối nguy hại cho nó.

"Kim chỉ nam để một công dân toàn cầu hành động chính là 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, trong đó hướng đến ba nhóm chính là xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh, hòa bình và thịnh vượng", anh Đây nói.

Hội Sinh viên TP.HCM và JCI Việt Nam ký kết hợp tác

Thử khắc họa chân dung công dân toàn cầu - Ảnh 2.

Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM và JCI Việt Nam cùng ký nhiều nội dung hợp tác hỗ trợ sinh viên sắp tới - Ảnh: C.TRIỆU

Tại ngày hội, Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM và JCI Việt Nam (thuộc Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM) đã ký hợp tác nhiều nội dung phối hợp. Trong đó, đội ngũ cố vấn của JCI Việt Nam sẽ tham gia dẫn dắt, hướng dẫn nhóm "sinh viên 5 tốt", sinh viên tiêu biểu TP.HCM.

Việc hướng dẫn này bám theo ba chủ đề: cách khai mở vấn đề và xác lập mục tiêu xây dựng kế hoạch hành động; các giải pháp, nguồn lực, phương thức thực hiện; thực thi kế hoạch hành động, quản lý rủi ro, giải quyết vấn đề hướng tới đạt KPI.

Thử khắc họa chân dung công dân toàn cầu - Ảnh 3.Làm sao để trở thành công dân toàn cầu?

Người trẻ cần tập trung vào việc chuẩn bị hành trang tư duy, kiến thức, kỹ năng giao tiếp, hiểu biết văn hóa và nhận thức về các vấn đề toàn cầu để hướng tới trở thành công dân toàn cầu.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp