01/03/2015 09:10 GMT+7

"Thói hung hãn lên ngôi?": thử kê vài “toa” thuốc

LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN  (ĐH Nguyễn Huệ)
LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN (ĐH Nguyễn Huệ)

TT - Không đơn giản để “kê toa” cho một căn bệnh đang có nguy cơ thành dịch như thói hung hãn.

Chỉ một va quẹt nhỏ giữa xe máy và taxi, hai bên đã sừng sộ... - Ảnh: T.T.D.

Tuy nhiên, nhiều bạn đọc đã thử kê một vài “toa” đặc trị cho căn bệnh nói trên.

Cần phải chữa đồng bộ!

Bạn Celine Trần - một cô giáo - nói:

“Theo tôi, điều cốt lõi của cách chữa nằm ở hai vấn đề: kinh tế và dân trí. Các bạn thanh niên có kinh tế khó khăn thì cũng ấm ức, để trong lòng những thua thiệt, ẩn ức rồi khi có rượu vào hoặc thậm chí không cần rượu, hễ ai nhìn đểu là nổi cơn thịnh nộ vì nghĩ rằng người ta khinh thường mình...

Muốn chữa bệnh hung hãn cần phải đồng bộ: một mặt giúp thanh niên nông thôn có công ăn việc làm ổn định, thứ hai là nâng cao dân trí bằng cách tạo thêm các cơ sở đào tạo ngắn hạn, có những trung tâm vui chơi giải trí lành mạnh cho họ...”.

Trong khi chờ đợi dân trí nâng cao, không lý cứ để thói hung hãn lên ngôi? Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Kiến Xương - chánh văn phòng Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM - nói:

“Tôi cho rằng cần nâng cao khung hình phạt cho tội đánh nhau gây thương tích và đặc biệt là tăng hình phạt với những đối tượng trẻ tuổi tái phạm nhiều lần...

Những người thực thi luật pháp cần nghiêm khắc hơn nữa, đừng để các em thấy bị xử phạt chỉ như “gãi ngứa” và không đủ sức răn đe các em...

Bên cạnh đó tôi đề cao vai trò của gia đình, của giáo dục từ gia đình. Cha mẹ cần nghiêm khắc hơn với con và không được dùng bạo lực để dạy dỗ con...”.

T.T.H.H.

3 giải pháp ngăn ngừa thói hung hăng

 Không phải ai cũng hung hăng mà thói hung hăng ở đa số người trẻ là do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Hung hăng không phải là bản tính mà hoàn toàn có thể giáo dục làm thay đổi nếu như được trang bị một cách bài bản. Theo tôi, cần chú ý mấy vấn đề sau đây:

1. Ở gia đình tránh xung đột: cha mẹ chính là người hiểu con cái nhất, muốn con sống rộng lượng, giàu lòng vị tha, nhân từ thì cha mẹ phải thật sự là tấm gương cho con trẻ học tập. Tất cả lời nói và hành động của cha mẹ đều ảnh hưởng trực tiếp đến con cái.

Nếu cha mẹ thường xuyên sống tình nghĩa, yêu thương con cái và cả những người xung quanh thì trẻ cũng từ đó mà thẩm thấu vào trong suy nghĩ và hành động. Nếu như cha mẹ thường xuyên xung đột thì con cái sau này lớn lên cũng bộc lộ khuynh hướng xung đột.

Vì thế, không bao giờ được xung đột trước mặt con trẻ vì đó là nguyên nhân dẫn đến thói hung hăng của con người.

2. Nhà trường tăng cường giáo dục kỹ năng sống: đây cũng là biện pháp quan trọng để giáo dục các em sự khoan dung, độ lượng, biết nhường nhịn người khác. Tuy nhiên, không phải chỉ giáo dục những bài học lý thuyết khô khan mà phải tạo điều kiện để học sinh có nhiều cơ hội được trải nghiệm.

Theo tôi, cần cho các em tham gia các hoạt động tình nguyện tại các địa phương như chăm sóc người có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, tặng quà bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo... Từ sự trải nghiệm đó sẽ giúp cho các em không chỉ nâng cao hiểu biết mà còn thể hiện được lòng nhân từ, khoan dung, chia sẻ với người khác.

Bên cạnh đó cần phải lên án và xử lý thói hung hăng từ ngay chính các học sinh trong trường, điều đó vừa là bài học cho tập thể vừa sửa chữa, uốn nắn hành vi xấu của mỗi cá nhân.

3. Phương tiện truyền hình cần dành thời gian nhiều hơn trong việc phát sóng các bộ phim ngắn, phim tư liệu, mô tả hình ảnh... có tác dụng giáo dục lòng nhân ái của con người. Đồng thời phê phán, đấu tranh với các nhân vật có biểu hiện hung hăng, bạo lực từ đó sẽ giúp cho các em cũng như cha mẹ biết cách xử lý các tình huống xảy ra trong cuộc sống.

LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN (ĐH Nguyễn Huệ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp