31/08/2017 13:35 GMT+7

Thu hàng trăm tỉ phí xe hơi vào sân bay để làm gì?

NHÓM PHÓNG VIÊN
NHÓM PHÓNG VIÊN

TTO - Chỉ một năm, sân bay Tân Sơn Nhất thu hơn 80 tỉ đồng tiền phí xe hơi ra vào sân bay. Trên cả nước 22 sân bay đều thu nhưng các cơ quan quản lý mỗi nơi nói một lý do.

Thử nhìn vào Sân bay Tân Sơn Nhất: Số liệu tính toán năm 2014: 22.400 xe ôtô ra vào sân ba này mỗi ngày.

Tính theo mức phí thấp nhất: 10.000 đồng/xe 4 chỗ, mỗi ngày bình quân thu ít nhất 220 triệu, mỗi năm thu ít nhất 80,3 tỉ đồng. Sân bay này đã thu phí xe hơi bắt đầu từ năm 2002 đến nay.

Sân bay Phú Quốc, Kiên Giang có thể có số xe ra vào ít hơn, nhưng phí ở đây cao nhất: 20.000 đồng/lượt. Ở chiều ngược lại, mức phí thấp nhất là ở sân bay Vinh với 8.000 đồng mỗi xe mỗi lượt.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 31-8, một lãnh đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (AVC), cho biết 22 cảng hàng không mà đơn vị này quản lý khai thác đều có thu phí ra vào với xe hơi. 

Theo vị này, số tiền thu phí với mục đích duy tu, nâng cấp hạ tầng sân bay và nộp ngân sách nhà nước, vì ACV tới 95% cổ phần nhà nước nắm giữ.

Điều đáng nói là các khoản thu này là vô thời hạn.

Căn cứ vào đâu để thu?

Luật Hàng không hay Luật thuế phí? Do nhà nước quy định hay do doanh nghiệp tự quyết? Đấy là những câu hỏi chúng tôi muốn đi tìm câu trả lời. 

Ông Phạm Văn Hảo, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho rằng .

Báo Tuổi Trẻ Online cũng đã có bài viết phản biện lại ý kiến này: ?

Câu trả lời của các cơ quan chức năng cũng mâu thuẫn với nhau. Các cảng hàng không đổ cho Bộ Tài chính, cơ quan thuế, như khi ông Lê Xuân Tùng, Giám đốc cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng cho rằng:

“Đâu phải muốn thu như thế nào là thu vì giá đã niêm yết ngay tại trạm và mức giá đã được phê duyệt của Bộ Tài chính. Cảng là người trực tiếp đứng ra thu nhằm tôn tạo hạ tầng sân bay, nhà ga để phục vụ hành khách”.

Ông Trần Mạnh Hồng, Phó giám đốc cảng hàng không quốc tế Phú Quốc:

“Chúng tôi đều thu theo quy định của Sở Tài chính. Thu như thế nào và tiền sử dụng vào mục đích gì thì Sở Tài chính Kiên Giang mới nắm rõ được”.

Đồ họa: NAM TRẦN

Mang câu hỏi đó đến gặp Sở Tài chính Kiên Giang thì chúng tôi lại nhận được câu trả lời khác:

"Tôi xin khẳng định đến thời điểm này ngành tài chính Kiên Giang chưa từng có chủ trương thu phí vào hai sân bay trên địa bàn tỉnh là cảng hàng không Rạch Giá và cảng hàng không quốc tế Phú Quốc", theo ông Nguyễn Văn Chín, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kiên Giang.

Đồ họa: NAM TRẦN

Đại diện Cảng hàng không Nội Bài cho rằng chứng từ thu hai dịch vụ là giá dịch vụ sân đỗ xe hơi và sử dụng sân, đường đều được đăng ký với Cục Thuế Hà Nội.

Giá dịch vụ được xây dựng theo đúng thẩm quyền quy định tại Luật hàng không dân dụng VN 61/2014/QH13 ngày 21-11-2014 (sửa đổi bổ sung một số điều Luật hàng không dân dụng VN)”.

Trong khi đó, bà Vương Thu Hằng, Trưởng phòng giá Sở Tài chính Hà Nội lại giải thích: 

Nếu phí thông thường thì phải thu theo quy định của Luật phí và lệ phí và được quản lý, giám sát bởi các đơn vị phụ trách về thuế như Cục Thuế. Còn việc thu ở sân bay như Tuổi Trẻ phản ánh là thu phí dịch vụ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng hoặc thuê hạ tầng, sân bãi nên thu để bù vào chi phí. Phí dịch vụ này là do doanh nghiệp hoàn toàn quyết định, hiện chưa có cơ quan quản lý nào khống chế về giá với loại phí dịch vụ này. Còn riêng việc trông giữ xe thì phải tuân theo quy định tại quyết định 58 của UBND TP Hà Nội.

Nhập nhằng cơ sở pháp lý trong thu tiền dịch vụ

Luật hàng không dân dụng 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định dịch vụ hàng không là dịch vụ liên quan trực tiếp đến khai thác tàu bay, khai thác vận chuyển hàng không và hoạt động bay; dịch vụ phi hàng không là dịch vụ cung ứng tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay nhưng không thuộc dịch vụ hàng không.

Bên cạnh việc liệt kê các loại giá cụ thể đối với hai loại dịch vụ trên, Luật hàng không dân dụng có thêm một quy định “thòng” là giá dịch vụ hàng không khác và giá dịch vụ phi hàng không khác.

Do tính chất và giá hai dịch vụ mà đại diện Cục Hàng không VN nêu ở trên không có trong danh mục nào nên nếu cần phải xếp loại thì chỉ có thể xếp chúng vào “giá dịch vụ phi hàng không khác tại cảng hàng không, sân bay”.

Nếu đúng vậy thì đối chiếu với giải thích của ông Phạm Văn Hảo sẽ thấy có sự nhập nhằng về căn cứ pháp lý khi các cảng hàng không thu tiền dịch vụ.

Bởi lẽ dịch vụ sân đỗ ôtô và dịch vụ sử dụng sân, đường nội cảng (ứng với hợp đồng dịch vụ được Bộ luật dân sự quy định) khác hoàn toàn với dịch vụ trông giữ xe (ứng với hợp đồng gửi giữ tài sản) về nội dung, quyền, nghĩa vụ của các bên.

Do đó, sẽ không hợp lý nếu Nhà nước quản lý hai dịch vụ trên theo danh mục giá dịch vụ trông giữ xe.

Chưa kể, theo Luật hàng không dân dụng thì “giá dịch vụ phi hàng không khác tại cảng hàng không, sân bay” do doanh nghiệp quyết định và thực hiện niêm yết.

Trong khi đó, giá dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh do UBND cấp tỉnh ban hành.

Phí khác giá dịch vụ

Người dân hay gọi nôm na phí này phí nọ, nhưng thực sự chỉ có các khoản tiền do cơ quan nhà nước thu theo quy định mới được gọi là phí.

Theo Luật phí, lệ phí 2015, phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong danh mục phí ban hành kèm theo luật này. Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong danh mục lệ phí ban hành kèm theo luật này.

Trong chuyên ngành hàng không, Luật hàng không dân dụng VN quy định các phí, lệ phí sau đây: phí bay qua vùng trời VN, phí nhượng quyền khai thác và phí khác theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí; lệ phí cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng.

Còn lại, các khoản tiền khác áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ do các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thu do Luật giá 2012 (trước đây là pháp lệnh giá) điều chỉnh. Chính vì thế, ngoài các phí, lệ phí trong ngành nêu trên, Luật hàng không dân dụng VN có quy định giá dịch vụ hàng không và giá dịch vụ phi hàng không kèm theo danh mục cụ thể. Ngoài ra, còn có giá dịch vụ hàng không khác, giá dịch vụ phi hàng không khác.

Luật sư Trần Thị Miền (Đoàn Luật sư TP.HCM

NHÓM PHÓNG VIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp