05/06/2024 16:35 GMT+7

Thông tin tiến độ cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn do Nutifood tài trợ

Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa thông tin về tiến độ triển khai dự án cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn do Nutifood tài trợ.

Phối cảnh cầu đi bộ qua sông Sài Gòn có hình tượng lá dừa nước - Ảnh: Liên danh Chodai - Takashi Niwa Architects và Chodai Kisojiban Việt Nam

Phối cảnh cầu đi bộ qua sông Sài Gòn có hình tượng lá dừa nước - Ảnh: Liên danh Chodai - Takashi Niwa Architects và Chodai Kisojiban Việt Nam

Ngày 5-6, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết vừa chủ trì cuộc họp về thẩm định hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, do Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood (nhà tài trợ) thực hiện. Sau cuộc họp, nhà tài trợ sẽ tiếp thu và hoàn chỉnh hồ sơ, dự kiến trong tháng 6-2024 sẽ trình UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.

Cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn đặt mục tiêu khởi công vào ngày 30-4-2025. Cây cầu này có tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng, triển khai theo phương án thiết kế hình tượng lá dừa nước. Kiến trúc này là kết quả của quá trình thi tuyển, đã được UBND TP công bố, lựa chọn vào tháng 10-2023. Thiết kế do Chodai - Takashi Niwa Architects và Chodai Kisojiban Việt Nam thực hiện.

Tháng 12-2023, Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood đã ký kết biên bản thỏa thuận tài trợ về tài trợ công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn. Toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng công trình cầu đi bộ do Nutifood chi trả.

Sau khi ký thỏa thuận tài trợ, Nutifood cũng đã lựa chọn đơn vị tư vấn là liên danh Công ty TNHH Chodai & Kiso - Jiban Việt Nam, Công ty TNHH Chodai, Công ty TNHH Kiến trúc Niwa để tiến hành lập đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi cho công trình cầu đi bộ.

Liên danh này chính là đơn vị có chuyên môn cao trong việc thiết kế các công trình có kiến trúc phức tạp ở Nhật Bản. Đây cũng là đơn vị đoạt giải nhất tại cuộc thi tuyển kiến trúc cầu đi bộ qua sông Sài Gòn với hình tượng lá dừa nước, được UBND TP.HCM chọn.

Cả ba công ty thuộc liên danh này đều có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế kiến trúc, tư vấn xây dựng, giám sát thi công nhiều cây cầu và các công trình khác nhau tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Đó là các dự án: cầu Trần Hưng Đạo, cầu vượt sông Vân, cầu vượt sông Đuống, cầu Cần Thơ, cầu Iwagi (Nhật Bản), Neak Loeung (Campuchia), cao tốc Gebze - Orhangazi - Izmir (Thổ Nhĩ Kỳ), tuyến đường Bắc Mrrmara - Odayeri - Pasakoi (Thổ Nhĩ Kỳ)…

Quy trình tiếp nhận, sở hữu toàn dân ra sao?

UBND TP.HCM ban hành quy trình triển khai, tiếp nhận công trình xây dựng từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước.

Quy trình gồm 4 bước chính gồm: Tiếp nhận thông tin tài trợ, ký biên bản thỏa thuận (bước 1); Lập, đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư (bước 2); Triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, nghiệm thu và bàn giao công trình theo thời gian đã thỏa thuận (bước 3) và cuối cùng là Xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

Tại mỗi bước trong quy trình, TP nêu cụ thể các đầu mối, cơ quan hướng dẫn, thời gian triển khai các thủ tục.

Như vậy, hiện Nutifood đang triển khai dự án cầu đi bộ tại bước 2 là lập, đề xuất, chấp thuận chủ trương đầu tư. Hồ sơ đề xuất dự án đầu tư bao gồm sự phù hợp với quy hoạch, mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư, nguồn vốn, dự kiến tổng mức đầu tư... Sau khi trình hồ sơ, UBND TP có ý kiến chấp thuận chủ trương trong 15 ngày.

Doanh nghiệp muốn tặng TP.HCM cầu đi bộ 1.000 tỉ, quy trình tiếp nhận, sở hữu toàn dân ra sao?Doanh nghiệp muốn tặng TP.HCM cầu đi bộ 1.000 tỉ, quy trình tiếp nhận, sở hữu toàn dân ra sao?

Nutifood vừa đề xuất tặng TP.HCM cầu đi bộ 1.000 tỉ đồng. Vậy quy trình triển khai thi công, tiếp nhận sở hữu toàn dân ra sao?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp