Người dân Mỹ được tiêm vắc xin COVID-19 - Ảnh: GALLUP NEWS
Nói với trang tin Yahoo News, ông Kreps cho rằng: "Giữa rừng thông tin, người dân bị choáng váng, bối rối và cảm thấy sốc".
Tất cả đều bối rối
Theo ông Kreps, có một thực tế là các cơ quan y tế công cộng cũng tỏ ra bối rối như chính công chúng. Các câu hỏi về biến thể Omicron, ví dụ, nó lây nhiễm như thế nào, độc lực ra sao, nó lẩn tránh hệ miễn dịch thế nào - vẫn chưa được giải quyết.
"Việc các cơ quan chức năng không có khả năng đưa ra những khẳng định dứt khoát và không nên nói điều gì đó gây hoang mang, đã dẫn đến những hướng dẫn mâu thuẫn" - ông Kreps nói thêm.
Ở thành phố Buffalo thuộc bang New York, những người hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt ở khu vực này, gần đây đã phải nghe những thông điệp trái chiều về việc họ có cần phải tiêm chủng để vào sân vận động hay không.
Tiếp theo là các cuộc tranh cãi về việc kiểm tra tiêm chủng và khẩu trang. Phụ huynh một học khu ở địa phương vẫn tranh cãi triền miên về việc có nên cho học sinh "đeo khẩu trang" vào giữa giờ học hay không.
Một nhà giáo dục địa phương than thở: "Sẽ rất hợp lý nếu tất cả mọi người đều tiếp nhận thông tin đầy đủ, để đưa ra nhận định thống nhất".
Việc thống nhất thông tin dường như ngày càng khó khăn đối với các nhà lãnh đạo, các quan chức y tế công cộng và những người bình thường.
Nhiều quan chức y tế công cộng đã học được trong 2 năm qua về cách kiểm soát virus. Tuy nhiên đại dịch vẫn tiếp tục thách thức họ, với những biến thể mới cùng kịch bản mới và những bất ổn mới.
Tiêm phòng đầy đủ vẫn có nghĩa là tiêm 2 mũi vắc xin mRNA cho người tiêm Pfizer và Moderna, và một mũi với người tiêm vắc xin của Johnson & Johnson. Tuy nhiên, liệu có nên thay đổi thành 3 mũi để ngăn chặn biến thể Omicron không? Israel, trong khi đó, đã tính đến việc tiêm chủng lần thứ 4.
Vắc xin hầu như không phải là điểm gây tranh cãi duy nhất. Đeo khẩu trang có nên bắt buộc? Doanh nghiệp và trường học có nên gồng mình để đóng cửa một lần nữa?
Thật, giả lẫn lộn
Tiến sĩ Bob Wachter, chủ nhiệm khoa y tại Đại học California, San Francisco (UCSF), nói với Yahoo News: "Có khoảng 10 dòng thông tin chéo xoáy nhau. Nhiều thông tin trong số đó đang thay đổi nhanh chóng, khi thông tin khoa học về đại dịch cũng đang được sản xuất hàng giờ. Trên hết là sự kiệt quệ của người dân sau 2 năm dịch COVID-19".
Khi chúng ta bước vào năm thứ 3 của đại dịch, vắc xin, khẩu trang và các biện pháp khác vẫn tiếp tục chịu sự tác động của các luồng chính trị, văn hóa và khoa học tương tự trong giai đoạn đầu của đại dịch.
"Mọi người trên khắp thế giới đã phải trải qua rất nhiều cảnh báo - cả thực và giả - khiến nhiều người trở nên chai lì trước COVID-19", nhà tâm lý học Adam Grant gần đây đã viết trên báo New York Times.
"Giữa tất cả những điều này", mọi người đang cố gắng tính toán mọi rủi ro cho mình giữa kho thông tin vô tận. Liệu có đủ an toàn để đi lại không? Liệu họ có cần lên kế hoạch quay trở lại văn phòng không? Các trường học có tiếp tục mở cửa không? Những câu hỏi này tiếp tục khó có câu trả lời chính xác" - ông Grant viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận