19/02/2025 16:20 GMT+7

Thông tin 'Hàn Quốc ăn cắp văn hóa' lại tràn ngập mạng xã hội Trung Quốc

Gần đây mạng xã hội Xiaohongshu (Tiểu Hồng Thư) của Trung Quốc bỗng tràn ngập các bài đăng nói Hàn Quốc đang 'ăn cắp' văn hóa của Trung Quốc.

Thông tin 'Hàn Quốc ăn cắp văn hóa' lại tràn ngập mạng xã hội Trung Quốc - Ảnh 1.

Ngày càng nhiều bài đăng, video trên ứng dụng Xiaohongshu cho rằng Hàn Quốc đang đánh cắp văn hóa của Trung Quốc, trong đó có món kim chi - Ảnh: SBS NEWS

Theo truyền thông Hàn Quốc, kể từ khi những người dùng TikTok ở Mỹ chuyển sang dùng ứng dụng mạng xã hội Xiaohongshu (Tiểu Hồng Thư hay RedNote) của Trung Quốc, những thông tin nói Hàn Quốc “ăn cắp” văn hóa của Trung Quốc bỗng xuất hiện ngày càng nhiều.

Vào giữa tháng 1, nhiều người dùng TikTok ở Mỹ đã chuyển sang dùng Xiaohongshu trước thềm TikTok bị đóng cửa tại Mỹ. Theo báo Guardian, hơn 50.000 người từ Mỹ và Trung Quốc đã tham gia một live chat có tên "Người tị nạn TikTok" trên Xiaohongshu.

Xiaohongshu là một trong những mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất ở Trung Quốc, với khoảng 300 triệu người dùng.

Giáo sư Seo Kyung Deok của Đại học Nữ sinh Sungshin (Seoul) cho biết hôm 19-2, một số người dùng Xiaohongshu ở Trung Quốc và Mỹ đã thông báo với bà về các bài đăng tố Hàn Quốc đang “ăn cắp” văn hóa của Trung Quốc xuất hiện nhan nhản trên ứng dụng của Trung Quốc.

“Một số người đang đưa ra những lời tuyên bố vô căn cứ như 'Hàn Quốc là quốc gia ăn cắp văn hóa’. Tình hình hiện nay rất nghiêm trọng bởi trên mạng xã hội này đầy những bài viết và video có nội dung như ‘Đừng tin Hàn Quốc’ hay ‘Nguồn gốc của kim chi xuất phát từ Trung Quốc’”, bà Seo nói với Hãng thông tấn Yonhap.

Bài đăng nói Hàn Quốc ‘ăn cắp’ văn hóa Trung Quốc tràn ngập trên Xiaohongshu - Ảnh 2.

Ảnh chụp màn hình một đoạn video nói rằng Hàn Quốc đang "ăn cắp" văn hóa của Trung Quốc trên ứng dụng Xiaohongshu - Ảnh: YONHAP

“Hiện ứng dụng Xiaohongshu chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc và hầu hết người dùng cũng là người Trung Quốc. Tuy nhiên các thông tin như thế này có thể làm lệch lạc quan điểm về Hàn Quốc của một lượng lớn người dùng Mỹ mới đổ xô sử dụng ứng dụng này trong thời gian gần đây”, nữ giáo sư nói thêm.

Nhiều năm qua một số mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện thông tin cho rằng Hanbok (trang phục truyền thống của Hàn Quốc) và kim chi - món “quốc hồn quốc túy” của Hàn Quốc - đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Những tuyên bố này đã khiến dư luận Hàn Quốc dậy sóng suốt thời gian dài.

Thông tin nói Hàn Quốc ‘ăn cắp’ văn hóa Trung Quốc tràn ngập trên Xiaohongshu - Ảnh 3.Trả lời 'kim chi có nguồn gốc từ Trung Quốc', tình báo Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ từ DeepSeek

Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) cảnh báo nguy cơ toàn bộ dữ liệu của người dùng DeepSeek bị thu thập không giới hạn, đồng thời sự lươn lẹo của nó trong cách trả lời là một vấn đề rất đáng lo ngại.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp