30/11/2024 15:43 GMT+7

Thông qua Luật Điện lực, nhiều nội dung giao Chính phủ quy định chi tiết

Chiều 30-11, với 91,65% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).

Thông qua Luật điện lực, nhiều nội dung giao Chính phủ quy định chi tiết - Ảnh 1.

Quốc hội bấm nút thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) - Ảnh: Quốc hội

Theo đó, Luật Điện lực (sửa đổi) được thông qua còn 81 điều, giảm 49 điều so với dự thảo Chính phủ trình Quốc hội. 

Luật tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định về quy hoạch phát triển điện lực, đầu tư xây dựng dự án điện lực và phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.

Trong báo cáo giải trình tiếp thu, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho hay dự thảo sau khi giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đã bảo đảm đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật, nhất là các đạo luật đã được Quốc hội xem xét, thông qua, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, đơn giản hóa thủ tục. 

Đẩy mạnh phân cấp phân quyền, đơn giản thủ tục

Theo đó, luật được thông qua với sáu nhóm nội dung chính, gồm quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực; phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới; điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực; hoạt động mua bán điện; quản lý, vận hành hệ thống điện; an toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện.

Riêng với phát triển dự án điện gió ngoài khơi hiện còn một số khó khăn lớn. Đó là sự chưa thống nhất trong các quy định pháp luật về quản lý hoạt động trên biển, yêu cầu đầu tư vốn lớn, cũng như vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh.

Do đó cần sớm có khung pháp lý toàn diện để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong việc triển khai thực hiện. Trong đó luật sẽ quy định khung phát triển điện gió ngoài khơi để giải quyết những vấn đề mang tính đặc thù và giao Chính phủ quy định cụ thể theo thẩm quyền, nên không nhất quyết xây dựng nghị quyết thí điểm.

Đối với điện gió ngoài khơi, luật quy định dự án điện gió trên biển thuộc vùng biển Việt Nam gồm dự án điện gió gần bờ và dự án điện gió ngoài khơi. 

Cùng đó, các nội dung quy định về chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong dự án điện gió ngoài khơi được loại bỏ.

Theo đó, luật quy định việc chuyển nhượng dự án, cổ phần, phần vốn góp trong dự án điện gió ngoài khơi phải bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật có liên quan. 

Chính phủ quy định chi tiết và làm rõ thẩm quyền lựa chọn đơn vị khảo sát dự án điện gió ngoài khơi trước khi lựa chọn nhà đầu tư.

Việc giao doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện khảo sát dự án điện gió ngoài khơi không thay thế thẩm quyền giao khu vực biển theo quy định của pháp luật về biển, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; quy định chính sách ưu đãi đối với các dự án điện gió ngoài khơi.

Điểm đáng chú ý là chính sách phát triển điện hạt nhân, luật được thông qua chỉ quy định chung về phát triển nguồn điện này. Các quy định cụ thể về nhà máy điện hạt nhân được thực hiện theo pháp luật về năng lượng nguyên tử và các quy định khác. Luật cũng bỏ thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù phát triển điện hạt nhân.

Chính sách phát triển điện hạt nhân, điện gió ngoài khơi

Các vấn đề cụ thể như công suất điện, vị trí bố trí, công nghệ sử dụng và cách thức đảm bảo cung cấp điện sẽ được Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng, cụ thể trong quá trình xây dựng quy hoạch điện và triển khai thực hiện dự án. 

Vì vậy, luật được thông qua quy định một số nguyên tắc về chính sách phát triển điện hạt nhân để có cơ sở thực hiện xây dựng và phát triển điện hạt nhân khi có chủ trương của cấp có thẩm quyền. 

Việc đầu tư xây dựng, vận hành, chấm dứt hoạt động và bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân đã được quy định cụ thể ở các luật liên quan.

Đối với phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo, luật quy định phát triển đồng bộ với hạ tầng hệ thống điện để tránh lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng do không giải tỏa được công suất. 

Cùng đó, pháp luật về đầu tư, pháp luật về thuế cũng đã có chính sách ưu đãi cụ thể với năng lượng tái tạo, góp phần thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

Đối với vấn đề giá điện, giá bán lẻ điện đang áp dụng thống nhất toàn quốc, có bù chéo giá điện giữa các vùng miền. Việc bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng cần giảm dần và tiến tới xóa bỏ, thông qua xây dựng cơ cấu biểu giá bán lẻ điện phản ánh chi phí theo đặc điểm tiêu thụ điện. 

Việc thực hiện giảm bù chéo giá điện phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cần nghiên cứu, xem xét thận trọng để xây dựng phương án lộ trình cụ thể. Việc quy định để thực hiện xóa bỏ ngay việc bù chéo giá điện là chưa khả thi. Vì vậy, luật quy định lộ trình xóa bỏ bù chéo giá điện và giao Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tại báo cáo giải trình, tiếp thu gửi các đại biểu Quốc hội, những vấn đề mới, chưa ổn định, thực tiễn biến động thường xuyên thì chỉ quy định khung, mang tính nguyên tắc và giao Chính phủ quy định cụ thể, đảm bảo linh hoạt, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội qua từng thời kỳ.

Thông qua Luật điện lực, nhiều nội dung giao Chính phủ quy định chi tiết - Ảnh 2.QatarEnergy bàn thảo hợp tác cùng PVN, chờ sửa Luật Điện lực để làm dự án điện khí

Quốc vụ khanh Saad bin Sherida Al Kaabi nhất trí với quan điểm của Thủ tướng Phạm Minh Chính về hợp tác trong lĩnh vực dầu khí cần lâu dài, ổn định với lộ trình, bước đi phù hợp, để hai bên 'không bỏ lỡ cơ hội hợp tác'.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp