15/08/2024 08:05 GMT+7

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra thể hiện rõ quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt hiệu quả tốt hơn trong bối cảnh mới.

Quang cảnh phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo - Ảnh: TTXVN

Quang cảnh phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo - Ảnh: TTXVN

Sáng 14-8, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã họp phiên họp thứ 26 dưới sự chủ trì của Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Tô Lâm - trưởng Ban Chỉ đạo.

Có nhiều thông điệp được người đứng đầu Đảng, Nhà nước khẳng định không chỉ có ý nghĩa định hướng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới mà còn tạo niềm tin, khí thế mới trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.

Không ngừng, không nghỉ công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Trước hết, đó là sự khẳng định mạnh mẽ quyết tâm tiếp tục kế thừa, tiếp nối, kiên quyết, kiên trì, không ngừng, không nghỉ công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với cường độ, quan điểm, tư tưởng, phương châm như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian qua.

Đây là nghị quyết của Đại hội Đảng, mệnh lệnh của cuộc sống, xu thế không thể đảo ngược, không làm không được.

Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự dẫn dắt của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đạt được rất nhiều kết quả quan trọng, đột phá, tạo hiệu ứng, sự lan tỏa rất tích cực.

Dư luận xã hội rất mong đợi, băn khoăn, lo lắng và dõi theo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới sẽ ra sao?

Sự khẳng định tiếp nối của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngay sau khi vừa nhậm chức và tại phiên họp thứ 26 này của Ban Chỉ đạo đã trả lời câu hỏi, kỳ vọng của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Thể hiện rõ nhất là ngay sau đó, cấp có thẩm quyền đã xem xét cho thôi chức, nghỉ công tác với 1 ủy viên Ban Bí thư, 3 ủy viên Trung ương Đảng, xử lý kỷ luật 5 cán bộ, nguyên cán bộ diện Trung ương quản lý.

Thứ hai, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải được triển khai trong toàn Đảng, đến tận cơ sở đảng, từng chi bộ.

Tất cả cán bộ, đảng viên, mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị phải vào cuộc bằng những hành động cụ thể; phải đặt dưới sự giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không phải là "cây đũa thần"; cả khi không có cơ chế Ban Chỉ đạo thì nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn phải làm thường xuyên.

Từ đó phải nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nêu cao tự phê bình và phê bình với tinh thần đồng chí yêu thương lẫn nhau, vì lợi ích chung.

Nâng cao chất lượng quản lý cán bộ để phát hiện từ sớm, giải quyết ngay từ đầu những vi phạm từ khi mới phát sinh, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, có tính hệ thống.

Các sai phạm liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, Công ty AIC, Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn Thuận An và nhiều "đại án" khác đã gây thiệt hại đặc biệt lớn, làm hư hỏng, mất mát nhiều cán bộ, cả ở Trung ương và địa phương có nhiều nguyên nhân.

Trong đó có nguyên nhân từ những hạn chế thuộc về tính chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên trong chi bộ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ảnh: TTXVN

Không để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cản trở phát triển kinh tế - xã hội

Thứ ba, cùng với đẩy mạnh phát hiện, xử lý nghiêm các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực và cán bộ, đảng viên sai phạm, phải đẩy mạnh công tác phòng ngừa bằng nhiều giải pháp cụ thể, hiệu quả.

Tại sao vừa qua chúng ta xử lý nghiêm khắc nhiều vụ án, vụ việc và cán bộ, đảng viên sai phạm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, nhưng vẫn tiếp tục xảy ra một số sai phạm mới, với quy mô và tính chất nghiêm trọng hơn?

Làm tốt công tác phòng ngừa sẽ góp phần không để tình trạng trên tiếp diễn. Trong đó, tập trung hoàn thiện thể chế để "không thể" tham nhũng, tiêu cực.

Kiểm soát chặt chẽ, thực chất tài sản của người có chức vụ, quyền hạn, tiến tới kiểm soát tài sản của toàn xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số; đẩy nhanh tiến độ triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt…

Đây là những việc làm hết sức căn cơ nhưng cũng rất khó khăn, vì liên quan đến điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nhận thức, thói quen của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và người dân.

Thứ tư, đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống tiêu cực, bởi tiêu cực, nhất là suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân trực tiếp, sâu xa dẫn đến tham nhũng.

Vì vậy, đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực chính là phòng, chống tham nhũng từ sớm, từ xa, từ gốc. Chính vì yêu cầu này mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được bổ sung, mở rộng chức năng, nhiệm vụ để chỉ đạo cả phòng, chống tiêu cực.

Tính trong 6 tháng đầu năm nay, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã xử lý kỷ luật hơn 4.000 đảng viên do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

Thứ 5, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đồng thời phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, làm cho kinh tế - xã hội phát triển mạnh hơn, bền vững hơn, không để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm cản trở, chậm lại sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thời gian để thực hiện các mục tiêu đặt ra cho mốc 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không còn nhiều; phải tập trung mọi nguồn lực mới có thể thành công.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu không vì tập trung đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, trước mắt là việc hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Thực tế cho thấy từ chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo tổng rà soát, qua đó phát hiện hơn 300 nội dung có mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập trong hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật; đến nay các cơ quan chức năng đã khắc phục, xử lý được 80 nội dung.

Các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã kiến nghị khắc phục nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước.

Góp phần rất quan trọng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, loại bỏ nhân tố kìm hãm sự phát triển, khơi thông nguồn lực xã hội, tạo cơ sở pháp lý để cán bộ, công chức, viên chức yên tâm thực thi nhiệm vụ, dám nghĩ, dám làm, quyết tâm đổi mới vì lợi ích chung.

Tăng trưởng GDP cả nước 6 tháng đầu năm đạt 6,42%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2023, là mức cao ở khu vực và trên thế giới chắc chắn có phần đóng góp không nhỏ của nhân tố này.

Việc trì hoãn, do dự, chững lại công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vì bất cứ lý do gì đều không đủ sức thuyết phục.

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra thể hiện rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt hiệu quả tốt hơn nữa trong bối cảnh mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cựcTổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Sáng 14-8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tổ chức phiên họp thứ 26.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp