Tàu hải quân Indonesia tiếp nhận các mảnh vỡ máy bay từ thuyền của hải quân Singapore Ảnh: Reuters |
Theo AFP, báo cáo dài 14 trang của BMKG cho biết theo các dữ liệu ban đầu, chiếc Airbus A320-200 chở 162 người đã bay vào vùng mây bão. “Hiện tượng thời tiết có khả năng cao nhất là tình trạng đóng băng đã hủy hoại động cơ máy bay” - BMKG nhấn mạnh.
“Hiện tượng thời tiết có khả năng cao nhất là tình trạng đóng băng đã hủy hoại động cơ máy bay” - BMKG nhấn mạnh. |
Đây là báo cáo đầu tiên của chính phủ Indonesia về các giả thuyết giải thích nguyên nhân vụ tai nạn. Trước đó, hàng loạt chuyên gia hàng không quốc tế, bao gồm cựu Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Mỹ (NTSB) Robert Francis, cũng đưa ra nhận định tương tự.
Băng trong động cơ trở nên đặc biệt nguy hiểm khi máy bay bay ở độ cao 10.000 m gần các cơn bão lớn. Hơi ẩm tích tụ thành những hạt băng nhỏ có thể bị hút vào trong động cơ máy bay, hủy hoại các thiết bị bên trong.
Theo báo Wall Street Journal, các chuyên gia Mỹ cho biết hiện tượng này từng xảy ra ở hơn 100 máy bay lớn của Airbus và Boeing từ giữa thập niên 1990 đến năm 2008. Hơn 12 máy bay đã bị tê liệt động cơ, nhưng không khiến máy bay rơi xuống đất.
Nguyên nhân là động cơ của các máy bay trên sau khi bị tê liệt đã khởi động lại được. Ngành hàng không cũng chỉnh sửa nhiều phần mềm máy bay từ năm 2008 để khắc phục sự cố này. Năm 2013, một máy bay chở hàng của Boeing cũng bị đóng băng trong động cơ.
Tuy nhiên máy bay Airbus A320 chưa từng bị hiện tượng này tác động. BKMG cho biết đây chưa phải là kết luận cuối cùng và hiện tượng băng tích tụ bên trong động cơ có thể chỉ là một trong số các nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn.
Hôm qua các đội cứu hộ Indonesia đã tìm thấy bốn mảnh vỡ lớn từ máy bay, làm dấy lên hi vọng sẽ sớm tìm ra thân máy bay và hộp đen. Hiện chính quyền Indonesia đang điều tra AirAsia vì vi phạm quy định khai thác đường bay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận