10/06/2004 20:34 GMT+7

Thơ thiếu nhi: có tác phẩm nhưng không có tác giả

TRƯƠNG HỮU LỢI
TRƯƠNG HỮU LỢI

Nhà thơ Trương Hữu lợi hiện là chủ nhiệm Chương trình văn nghệ thiếu nhi của Đài Phát thanh TNVN, đồng thời là tác giả của 5 tập thơ và văn xuôi. Từ 1986 đến 1994, ông đã cho xuất bản: Cõi hoang, Hoa lạnh, Chú mèo mắt xanh, Ngựa hồng ngựa tía, Bài hát con kiến; trong đó, có tới ba tập truyện cổ tích, đồng thoại và thơ viết cho thiếu nhi.

1fos3Lkv.jpgPhóng to
Tập sách Bài hát con kiến của nhà thơ Trương Hữu Lợi
Nhà thơ Trương Hữu lợi hiện là chủ nhiệm Chương trình văn nghệ thiếu nhi của Đài Phát thanh TNVN, đồng thời là tác giả của 5 tập thơ và văn xuôi. Từ 1986 đến 1994, ông đã cho xuất bản: Cõi hoang, Hoa lạnh, Chú mèo mắt xanh, Ngựa hồng ngựa tía, Bài hát con kiến; trong đó, có tới ba tập truyện cổ tích, đồng thoại và thơ viết cho thiếu nhi.

* Ông có thể giới thiệu chút ít về Chương trình văn nghệ thiếu nhi của Đài phát thanh TNVN?

- Hiện thời lượng phát sóng của chúng tôi khá dày đặc. Hàng ngày có hai chương trình: Văn nghệ tổng hợp (phát sóng 30 phút) và Hát ru cho bé (phát sóng 15 phút) dành cho thiếu nhi. Ngoài ra, hàng tháng chúng tôi còn có Tạp chí văn nghệ thiếu nhi (phát sóng 40 phút) dành cho người lớn. Một năm, các chương trình nói trên ngốn số lượng bản thảo bằng số đầu sách của một nhà xuất bản.

* Theo ông, thính giả đông đảo của Chương trình là đối tượng nào?

- Nhiều nhất là học sinh THCS ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Tiếp đến là các nhà thơ nhà văn viết cho thiếu nhi và các bậc phụ huynh quan tâm đến văn học nói chung.

Mái ấm ngôi nhà

Nếu ngọn gió nào dẫn con đến chân trời xa thẳmCon đừng quên lối về nhàNơi thung sâu khơi nguồn ngọn gió…Nếu cánh chim nào chở con lên thăm mặt trời cháy đỏCon đừng quên lối về nhàNơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa…Nếu vạt mây nào đưa con lên chơi với ngôi sao xanh biếcCon đừng quên lối về nhàSuối trong con tắm mình thuở bé...

* Ông có nhận xét gì về thơ thiếu nhi viết và thơ của người lớn viết cho thiếu nhi?

- Thơ thiếu nhi viết có ưu điểm là hồn nhiên, có nét độc đáo nhưng lại có khuyết điểm là hay mắc tật mô phỏng lối viết của nước ngoài, giống (ở một chừng mực nào đó có thế gọi là đạo văn) của người khác một cách có ý thức và không có ý thức.

Thơ của người lớn viết cho thiếu nhi có ưu điểm là trong sáng, có tính giáo dục nhưng có khuyết điểm là nhàm chán, trùng lặp, dễ dãi, đơn điệu, không gắn bó với thiếu nhi và không được thiếu nhi thích. Tôi có cảm giác: Các tác giả người lớn thiếu cách nghĩ, cách cảm của trẻ em.

- Tuổi thơ ấu của một thời , người ta có thể dễ dàng kể tên các tác giả viết cho thiếu nhi ở ta như Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Xuân Sách, Xuân Quỳnh…với những Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Đội du kích thiếu niên Đình Bảng, Truyện cổ tích loài người… Còn bây giờ thì sao, thưa ông?

- Vẫn có thể kể: Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng của Nguyễn Ngọc Thuần.

* Ngoài Nguyễn Ngọc Thuần trên hai mươi tuổi, có tác giả là trẻ em nào xuất hiện và sớm nổi đình đám như Trần Đăng Khoa, Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân …thuở nào không?

- Không thấy. Thơ của trẻ em xuất hiện bây giờ có thể có tác phẩm mà không có tác giả.

* Ông có thể lý giải hiện tượng này?

- Hình như trẻ em bây giờ có mối quan tâm rộng hơn và ít đam mê sáng tác văn chương hơn.

* Nhận xét này không chỉ đúng với trẻ em, mà còn đúng với cả người lớn nữa?

- Một khi anh đã không hết lòng với văn chương thì văn chương cũng không hết lòng với anh. Cũng giống như trong cuộc sống: Anh không vị một cái, gì thì cũng chẳng có cái gì vị anh cả. Hay nói như nhà thơ Bế Kiến Quốc: Anh không trồng cây làm sao có bóng mát. Theo tôi, một số tác giả người lớn đang sử dụng văn học như một phương tiện hơn là như một mục đích. Họ đang vị …mưu sinh đấy chứ.

* Với ông thì sao?

- Không loại trừ. Tôi cũng bị cuốn vào bi kịch ấy.

* Liệu thời gian có trở thành vật cản?

- Không hẳn. Làm cái gì không thành cũng đổ lỗi cho thời gian là không phải. Cái chính là con người công chức đã chèn ép con người nghệ sĩ.

* Ông quan niệm thế nào về thơ văn viết cho thiếu nhi?

- Phải bay bổng, không lệ thực, có tính ước lệ cao, dí dỏm và có trí tuệ. Riêng về thơ, dứt khoát phải có vần, có điệu, dễ nhớ, dễ thuộc.

* Sắp tới, ông có dự định gì?

- Sẽ in một tập thơ một trăm bài dành cho thiếu nhi, một tập thơ đó năm mươi bài dành cho thiếu nhi và một tập thơ nữa viết cho người lớn.

TRƯƠNG HỮU LỢI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp