04/05/2024 11:27 GMT+7

Thổ Nhĩ Kỳ ngưng giao thương với Israel đến khi có lệnh ngừng bắn

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ không nối lại giao thương trị giá 7 tỉ USD mỗi năm với Israel cho đến khi lệnh ngừng bắn vĩnh viễn và viện trợ nhân đạo được đảm bảo tại Dải Gaza.

Những người Palestine bên cạnh hiện trường một vụ tấn công của Israel tại Dải Gaza hôm 3-5 - Ảnh: AFP

Những người Palestine bên cạnh hiện trường một vụ tấn công của Israel tại Dải Gaza hôm 3-5 - Ảnh: AFP

Động thái cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Reuters, ngày 3-5, Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ Omer Bolat tuyên bố "thái độ không khoan nhượng" của Israel và tình hình ngày càng tồi tệ hơn ở khu vực Rafah tại Dải Gaza đã khiến Ankara quyết định dừng mọi hoạt động xuất - nhập khẩu với Tel Aviv.

Tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã hạn chế xuất khẩu 54 loại sản phẩm bao gồm thép, phân bón và nhiên liệu máy bay, tố cáo Israel đã từ chối cho phép nước này tham gia các hoạt động thả viện trợ từ trên không cho Gaza.

Lệnh cấm mới bao gồm tất cả các hoạt động thương mại còn lại, trị giá 5,4 tỉ USD hàng xuất khẩu và 1,6 tỉ USD hàng nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ (năm 2023).

Theo số liệu thương mại, vào năm 2023, các mặt hàng xuất khẩu chính của Thổ Nhĩ Kỳ sang Israel là thép, phương tiện giao thông, nhựa, thiết bị điện và máy móc. Trong khi nhập khẩu chủ yếu là nhiên liệu trị giá 634 triệu USD.

Ngân hàng JP Morgan nhận định việc tạm dừng giao thương có thể làm tăng nhẹ áp lực giá đối với hàng hóa ở Israel trong ngắn hạn.

Bốn nhà xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng các đơn đặt hàng sẽ phải tìm cách đến với Israel thông qua một nước thứ ba.

Phản ứng của các bên

Ngay lập tức, Ngoại trưởng Israel Israel Katz chỉ trích động thái của Thổ Nhĩ Kỳ, coi đó là hành động "phá vỡ các hiệp định thương mại quốc tế" và là "cách hành xử của một nhà độc tài".

Trong khi đó, lực lượng Hamas lại mô tả quyết định của Ankara là "dũng cảm" và thể hiện "sự ủng hộ quyền của người Palestine".

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan - Ảnh: TASS

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan - Ảnh: TASS

Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành đối tác thương mại quan trọng đầu tiên của Israel thực hiện bước đi cứng rắn này, Reuters nêu.

Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước lên án mạnh mẽ chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza và đã gửi hàng tấn viện trợ đến dải đất này. Ankara cũng tuyên bố sẵn sàng tham gia vào vụ kiện với cáo buộc Israel diệt chủng do Nam Phi đệ trình tại Tòa Công lý quốc tế (ICJ).

Ngưng giao thương cũng là bước đi cứng rắn nhất của Ankara tính đến thời điểm hiện tại.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã phải đối mặt những lời kêu gọi ngày càng tăng về việc phải thực hiện các hành động cụ thể hơn về cuộc xung đột Israel - Hamas.

"Thổ Nhĩ Kỳ không thể ngồi yên trước cuộc bắn phá của Israel vào những người Palestine không có khả năng tự vệ", ông Erdogan nói hôm 3-5.

Ông cũng đảm bảo sẽ "phối hợp và đối thoại" với giới doanh nhân trong nước, để giải quyết các vấn đề phát sinh từ quyết định ngừng giao thương với Israel.

Đồng thời Tổng thống Erdogan tin rằng Ankara sẽ trở thành "tấm gương" cho những quốc gia vốn cũng không cảm thấy thoải mái với tình hình hiện tại ở Gaza.

"Chúng tôi có mục tiêu duy nhất ở đây: Buộc chính quyền của (Thủ tướng Israel Benjamin) Netanyahu, vốn đã vượt khỏi tầm kiểm soát với sự hỗ trợ ngoại giao và quân sự vô điều kiện của phương Tây, phải ngừng bắn", ông nhấn mạnh.

Israel khẳng định họ nhắm mục tiêu vào lực lượng Hamas ở Dải Gaza, phủ nhận mọi cáo buộc diệt chủng và vi phạm luật nhân đạo tại dải đất này.

Iran dùng chiến tranh ủy nhiệm đánh Israel?Iran dùng chiến tranh ủy nhiệm đánh Israel?

Căng thẳng giữa Iran và Israel tiếp diễn giữa lúc Dải Gaza chờ đón hai sự kiện bước ngoặt: cuộc đàm phán giải quyết xung đột Dải Gaza và chiến dịch của Israel nhắm vào Hamas tại thành phố Rafah.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp