19/05/2013 07:37 GMT+7

Thơ cần cảm xúc và ý tưởng

PHẠM HỌC (thực hiện)
PHẠM HỌC (thực hiện)

AT - Nhà thơ Nguyễn Ðức Mậu sinh năm 1948 tại Nam Ðịnh; từng là trưởng ban thơ tạp chí Văn Nghệ Quân đội, phó chủ tịch hội đồng thơ (Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện ông được gọi là "người gác cửa hai ngôi đền thơ" bởi vì ông đảm trách vị trí biên tập viên thơ của báo Văn Nghệ và tạp chí Thơ.

ap5ibNmn.jpgPhóng to
Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu

Các tập thơ tiêu biểu của ông: Cây xanh đất lửa, Mưa trong rừng cháy, Từ hạ vào thu, Trường ca sư đoàn, Mở bàn tay gặp núi, Từ trong cuộc chiến... Ngoài ra, ông còn là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, tiểu thuyết và phê bình văn học. Tâm sự về nghề, nhà thơ Nguyễn Ðức Mậu nói: "Tôi nghĩ đơn giản rằng công việc của nhà văn là viết, giống như công việc của người nông dân là gieo hạt, gặt hái. Mà khi không viết được thì thôi, chẳng nên ồn ào làm gì".

Với những đóng góp của mình, Nguyễn Ðức Mậu đã nhận được các giải thưởng: giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2001; giải thưởng văn học Asean năm 2001; giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ năm 1972-1973...

Nhân dịp ông đại diện cho Hội Nhà văn Việt Nam đến dự Ngày thơ Quảng Ninh lần thứ 26 tổ chức tại huyện đảo Cô Tô, chúng tôi trò chuyện với ông.

Thưa nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. ông là người làm thơ từ rất sớm, sau này lại viết lý luận phê bình rồi làm phó chủ tịch hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam. Vậy theo quan niệm của ông, thơ là gì?

- Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu: Có nhiều định nghĩa khác nhau về thơ từ xa xưa người ta đã nói rồi. Có một nhà thơ người Pháp đã nói rằng, thơ là bông hoa hồng ném qua cửa sổ để lại mùi thơm và tiếng vang. Thơ là tiếng nói tâm linh. Điều quan trọng nhất của thơ, theo tôi, là sự thổn thức của cõi lòng. Thơ có ích cũng cần như hương hoa gọi ong về như Chế Lan Viên nói vậy.

* Ông vừa làm thơ, vừa viết văn xuôi. Nếu nói một cách thật ngắn về sự khác nhau giữa hai thể loại, ông sẽ nói gì?

- Chỉ cần đam mê đeo đuổi một đề tài, có vốn sống, kiến thức là anh có thể viết truyện ngắn, tiểu thuyết, thậm chí cả tiểu thuyết lịch sử. Thế nhưng, khác với văn xuôi, thơ là một cái gì đó tự thân, đòi hỏi xúc cảm của chính chủ thể. Xúc cảm và ý tưởng sẽ là những cái quyết định sức sống của bài thơ. Ví dụ, thế hệ làm thơ chúng tôi vẫn còn đau đáu với những đề tài chiến tranh, cách mạng nhưng thế hệ hôm nay thì lại chưa chắc đã thích...

* Vừa qua, ông đã ra đảo Cô Tô dự Ngày thơ Quảng Ninh lần thứ 26. Chẳng hay những xúc cảm ấy của ông có được khơi dậy?

- Có chứ. Tôi có nhiều ấn tượng và xúc cảm từ chuyến đi này. Có hai lần Ngày thơ Quảng Ninh được tổ chức ở biển, đảo mà tôi được tham dự. Lần trước tôi có dự Ngày thơ Quảng Ninh ở Vân Đồn. Lần này làm ở Cô Tô. Cô Tô là địa danh thân thuộc với tôi qua thơ của các nhà thơ, qua ký Nguyễn Tuân... Cô Tô thân thuộc hơn nữa vì có tượng Bác Hồ. Làm biên tập thơ nhiều năm, tôi được đọc nhiều thơ viết về Bác Hồ ở Cô Tô. Lần đầu tiên được đi tàu đến Cô Tô, tôi lại thấy hòn đảo thân thuộc này cũng thật xa xăm về địa lý. Nhất định tôi sẽ viết một cái gì đó về Cô Tô...

* So với việc tổ chức Ngày thơ Việt Nam tại các tỉnh, Ngày thơ Quảng Ninh có điều gì khác biệt theo cảm nhận của nhà thơ?

- Tôi thấy nội dung Ngày thơ Quảng Ninh lần thứ 26 phong phú, hấp dẫn. Nhìn chung, tất cả đều rất cuốn hút tôi. Tất cả đều được làm kỹ lưỡng và chuyên nghiệp. Cái hay của việc tổ chức Ngày thơ Quảng Ninh là địa điểm không cố định, có khi đưa thơ vào nhà máy, xí nghiệp, vùng mỏ, đến với công nhân, khi lại đưa thơ ra biển đảo, lên vùng cao biên giới... Địa điểm tổ chức ngày thơ luôn thay đổi là một điều mới mẻ. Chọn Cô Tô làm địa điểm tổ chức thật là ý nghĩa trong xu thế hướng về biển đảo hôm nay...

* Nếu nói riêng về mảng thơ viết về biển đảo, nhà thơ sẽ nói điều gì?

- Tôi rất trân trọng những bài thơ của các nhà thơ viết về biển đảo. Trước khi ra đây, tôi đã đọc thơ của họ rất nhiều trên báo Văn Nghệ, trên tạp chí Thơ chỗ tôi phụ trách. Gần đây, thơ về biển đảo của anh Trịnh Công Lộc cũng được nhiều người biết đến. Mấy ngày hôm nay tôi đã được nghe chính các nhà thơ Quảng Ninh đọc thơ viết về biển đảo của mình. Tôi thấy nội dung những bài thơ ấy phong phú, xúc cảm chân tình. Còn việc đòi hỏi nó có sống mãi với thời gian hay không thì tôi chưa biết, đó lại là một câu chuyện khác...

* Còn thơ trẻ hiện nay thì sao, thưa nhà thơ?

- Rõ ràng thơ thời nào cũng vậy, thường hướng về tuổi trẻ, nói hộ nhiều điều về tâm tư tuổi trẻ, về quê hương đất nước. Các nhà thơ trẻ tài năng thời nào cũng có nhưng biểu hiện khác nhau. Thơ thời chúng tôi nói về cái Ta. Tuy nhiên đọc thơ của mỗi nhà thơ vẫn nhận ra giọng điệu riêng. Thơ Phạm Tiến Duật có cái chất của anh Phạm Tiến Duật; thơ Thanh Thảo, Hữu Thỉnh... cũng có cái rất riêng khó nhòa lẫn. Thơ trẻ bây giờ lại đào sâu vào cái Tôi. Có bạn lại chú trọng đến hình thức biểu hiện...

* Ông có kỷ niệm nào về những bài thơ đầu tiên của mình khi ông còn ở thời áo trắng?

- Từ khi còn nhỏ, tôi đã say mê thơ rồi. Kỷ niệm về thời ấy thì nhiều lắm. Còn nhớ, năm 17 tuổi tôi đã cầm súng lên đường nhập ngũ, tham gia Sư đoàn 312. Trong nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ đưa tiễn, tôi đã viết bài thơ Tháng ba. Bài thơ như sau:

Một sớm sông Hồng mười bảy tuổiHoa gạo rơi trong nỗi nhớ nhàCó con chim sáo kêu chi mãiTiếng hót bay vòng qua tháng ba (...)

Tháng ba dáng mẹ cùng cây gạoĐứng ở đầu làng đưa tiễn tôiLưng còng bên dáng cây cao khỏeTóc bạc bên hoa gạo đỏ trời...

* Xin cảm ơn nhà thơ.

sQWIB7xm.jpgPhóng to

Áo Trắng số 9 ra ngày 15/05/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

PHẠM HỌC (thực hiện)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Nguyễn Đức Mậu
    V\u0103n Ngh\u1ec7 v\u00e0 t\u1ea1p ch\u00ed Th\u01a1. " />
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp