07/06/2019 09:26 GMT+7

Thiếu tiền đầu tư công, có thể vay dân?

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Làm sao để dân sẵn sàng móc hầu bao để Chính phủ lo cho công việc chung? Câu trả lời chỉ có thể là khi người dân đặt trọn niềm tin; Chính phủ trình bày thuyết phục; việc sử dụng đảm bảo hiệu quả; có cơ chế huy động nguồn lực hợp lý.

Thiếu tiền đầu tư công, có thể vay dân? - Ảnh 1.

Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Từ các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đến các phiên chất vấn vừa qua, đồng loạt các đại biểu Quốc hội ở nhiều địa phương đã lên tiếng "đòi" được thực hiện các dự án , đặc biệt là các dự án .

Đa số những kiến nghị, đòi hỏi ấy được các thành viên Chính phủ thừa nhận là chính đáng, cần thiết, thậm chí là cấp bách. Nhưng ngặt một nỗi: chưa có tiền.

Có đại biểu đeo bám đến mức với bất kỳ cơ hội nào, ông cũng lập tức đặt nó lên trên diễn đàn Quốc hội.

"Tại sao dọc tuyến quốc lộ 1 hầu hết các đô thị từ lớn đến bé đều có tuyến tránh, riêng TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau thì không và có thể có không?" - đại biểu Nguyễn Quốc Hận chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể.

Trước đó, ông Hận cũng lên tiếng rằng nếu các đại biểu Quốc hội chưa biết tình trạng thấp kém của hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu Long thì ông "sẵn sàng mời đến Cà Mau một lần".

Cũng như hàng chục đề nghị khác từ Lạng Sơn, Hà Nội, Đắk Lắk, Tiền Giang..., Bộ trưởng Thể đều đồng ý, thừa nhận là cần thiết, xác đáng nhưng "nguồn lực có hạn", khi nào "Quốc hội biểu quyết" đưa vào danh mục, chi ngân sách thì sẽ thực hiện ngay.

Nhưng những "đề nghị xác đáng" ấy có thể phải chờ đến nhiệm kỳ sau, bởi như Bộ trưởng Thể cho biết vốn đầu tư công nhiệm kỳ này đã phân bổ hết rồi. B

ộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết trong tổng số hơn 8.000 dự án đầu tư công đang được thực hiện ở nhiệm kỳ này chỉ có 400 dự án được khởi công mới, còn lại là các dự án chuyển tiếp từ nhiệm kỳ trước.

Tổng số vốn 2 triệu tỉ đồng mà Quốc hội quyết định chi đầu tư công trung hạn là quá nhỏ bé so với nhu cầu. Khi danh mục đã được quyết định xong, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn nhận được nhiều văn bản từ các địa phương đề nghị được bổ sung dự án.

Nhiều ý kiến đồng quan điểm rằng nếu không có giải pháp kịp thời thì hạ tầng giao thông lại một lần nữa trở thành "điểm nghẽn" cản đường phát triển kinh tế của đất nước.

Cũng trên diễn đàn Quốc hội, một số ý kiến đại biểu gợi ý Chính phủ cần có chính sách thu hút nguồn lực trong dân để đầu tư hạ tầng.

"Nếu có cách làm tốt, công khai, minh bạch, hợp lý thì sẽ huy động được nguồn vốn chủ yếu từ các doanh nghiệp Việt Nam và hàng chục triệu người dân qua phát hành trái phiếu các loại, qua đó giảm gánh nặng nợ công và nợ nước ngoài" - đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đề xuất.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đồng ý ngay và cũng nhận định là nguồn lực tiền, vàng trong dân còn rất lớn. Nhưng người đứng đầu ngành giao thông chưa đưa ra được giải pháp.

Đây không phải là lần đầu tiên có ý kiến về việc huy động tiền, vàng của dân để bù đắp vào sự thiếu hụt của ngân khố.

Tại sao có những thời điểm hoàn cảnh lịch sử đất nước ngặt nghèo, dân còn khổ nhưng mọi người đều sẵn sàng móc hầu bao để Chính phủ lo cho công việc chung?

Câu trả lời chỉ có thể là: khi người dân đặt trọn niềm tin; Chính phủ trình bày thuyết phục; việc sử dụng đảm bảo hiệu quả, ích nước lợi dân; có cơ chế huy động nguồn lực hợp lý. Tất nhiên, vay thì phải trả.

Chưa quyết Quốc hội hay Chính phủ phê duyệt danh mục đầu tư công trung hạn

TTO - Việc phê duyệt danh mục dự án đầu tư công trung hạn thuộc thẩm quyền của Quốc hội hay Chính phủ đều chưa được Quốc hội thông qua bởi theo kết quả biểu quyết sáng nay 3-6, cả hai phương án đều không quá bán.

LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp