Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
TTO - Đến thời điểm này, nhiều học sinh ở tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn phải đi học nhờ nơi khác vì thiếu phòng.
Nhiều trường phải tận dụng cả phòng chức năng, có trường thậm chí phải đi thuê phòng học, cho học ở… .
Dạy học ở… đình làng
Trong khuôn viên đình làng Thế Lại Thượng, phường Phú Hiệp, TP Huế hàng ngày vẫn vọng ra tiếng ê a đọc chữ của lũ trò nhỏ. Đình làng được xếp hạng di tích quốc gia này vừa là nơi thờ cúng thần hoàng làng Thế Lại, vừa là cơ sở dạy học số 3 của Trường tiểu học Ngô Kha.
Dù thuộc địa bàn thành phố, trường này lại có ba điểm trường cách nhau khoảng 500m. Thầy Đinh Xuân Lương, hiệu trưởng nhà trường, cho biết do điểm trường ở cơ sở 1 nằm trên đường Cao Bá Quát không đủ phòng học nên mới phải duy trì thêm hai điểm trường khác dù cả hai đều đã xuống cấp.
Học sinh tại cơ sở 3 của Trường tiểu học Ngô Kha chơi đùa trước đình làng Thế Lại Thượng đang xuống cấp nghiêm trọng - Ảnh: NHẬT LINH
Riêng ở cơ sở số 3 nằm trong đình làng Thế Lại Thượng hiện có hai dãy nhà với 5 phòng dạy học có tuổi đời hơn 30 năm. Đặc biệt, đình làng nằm giữa hai dãy nhà hiện đã xuống cấp trầm trọng, mối mọt khắp các phần gỗ công trình. Đây lại là địa điểm vui đùa ưa thích của các học sinh sau mỗi giờ ra chơi.
Thầy Lương cho biết để đảm bảo an toàn, nhà trường đã yêu cầu giáo viên các lớp hạn chế cho các em đến gần khu vực đình, tránh trường hợp công trình này có thể đổ sục xuống bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên việc này khó thực hiện được vì ngôi đình nằm chính giữa khu vực điểm trường, lượng giáo viên lại ít nên không thể kham nổi.
Thiếu phòng, nhiều học sinh ở Thừa Thiên - Huế phải học nhờ ở đình làng, số khác thì học ở phòng do nhà trường thuê - Video: NHẬT LINH
"Sang năm 2019 nhà trường dự kiến sẽ khởi công việc dự án xây mới dãy nhà học mới gồm 25 phòng ngay tại cơ sở 1 hiện tại. Sau khi hoàn thành dự án vào năm 2020, chúng tôi sẽ đưa toàn bộ khoảng 600 học sinh của 2 cơ sở còn lại về đây học chung luôn", thầy Lương nói.
Thầy Lương cho biết thêm dự án này có tổng kinh phí khoảng 20 tỉ đồng. Tuy đã được các cấp thông qua khá lâu nhưng đến nay dự án này vẫn chưa được thực hiện vì thiếu vốn.
Học tiểu học ở… phân viện Học viện Hành chính quốc gia
Dãy phòng học nằm chính diện cổng trường của Trường tiểu học Trường An, TP Huế đóng cửa cài then, yên ắng đến lạ dù đang trong giờ học. Bên ngoài trời đổ cơn mưa lớn, dọc hành lang của dãy phòng này ướt sũng, nước từ trần nhà thấm xuống rơi tong tỏng.
Phía bên ngoài, bằng mắt thường dễ nhìn thấy nhiều vết nứt chạy dọc trên nền tường đã rêu móc, vôi vữa loang lổ. Các cột trụ của dãy nhà đều phải gắn thêm trụ sắt bên ngoài để chịu lực. Để đảm bảo an toàn, nhà trường đã phải khóa trái cửa 8/10 phòng học và dán thông báo bên ngoài nhằm cảnh báo học sinh không nên đến gần.
Dãy phòng học chính ở Trường tiểu học Trường An xuống cấp, mưa dột, ban giám hiệu phải dán cảnh báo để học sinh, giáo viên tránh xa - Ảnh: Đ.NỘI
Thầy Lê Thanh Sơn, hiệu trưởng Trường tiểu học Trường An, cho biết dãy phòng học trên có tuổi đời hơn 50 tuổi và được thẩm định là không đáp ứng nhu cầu sử dụng vào năm 2014. Những năm học trước đây, vì muốn tận dụng các phòng học này nên nhà trường đã phải cho lắp thêm các trụ sắt đỡ mái tại mỗi lớp học.
"Vừa dạy vừa học trong cảnh nơm nớp lo sợ căn phòng có thể sập xuống bất cứ lúc nào nên năm học này chúng tôi quyết định không sử dụng các phòng học đó nữa mà đi thuê phòng mới để dạy học", thầy Sơn nói.
Địa điểm mà nhà trường chọn thuê là ở trụ sở Phân viện Học viện Hành chính quốc gia tại TP Huế, cách trường vài trăm mét. Hiện nhà trường đang thuê 7 phòng học với mức giá hỗ trợ còn 2 triệu đồng/phòng/tháng để dạy học cho gần 500 học sinh của 14 lớp thuộc hai khối 4,5.
Tại đây, học sinh được học trong những căn phòng khang trang, không còn mối lo sợ phòng học sập xuống bất cứ lúc nào nữa.
Học sinh khối lớp 4,5 Trường tiểu học Trường An, TP Huế đi học tại… phân viên Học viện Hành chính quốc gia - Ảnh: NHẬT LINH
Theo lời thầy Sơn, UBND TP Huế đã giao cho Ban quản lý dự án đầu tư TP Huế thành lập dự án xây mới khu nhà 3 tầng với 12 phòng học và được phê duyệt vào tháng 10-2017. Tuy nhiên đến nay dự án này vẫn chưa được triển khai do thiếu vốn.
Ông Hoàng Thiện, Trưởng ban Đầu tư và Xây dựng TP. Huế cho hay vừa qua UBND TP Huế có văn bản gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc đề xuất bố trí vốn cho dự án xây dựng ở Trường tiểu học Trường An trong năm 2018. "Sau khi có vốn chúng tôi sẽ thực hiện dự án ngay", ông Thiện nói.
Trước đó Trường tiểu học Phú Tân, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế cũng đã phải đi mượn hai căn phòng của một công ty thủy sản để mở lớp dạy do việc xây phòng học mới ở trường bị chậm tiến độ.
Được học trong những căn phòng “thuê” khang trang, các em học sinh không còn lo sợ trường sập - Ảnh: NHẬT LINH
Cả tỉnh thiếu 444 phòng học
Đây chỉ là ba trong số rất nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế rơi vào tình cảnh thiếu phòng dạy học do cơ sở vật chất xuống cấp.
Ông Phạm Văn Hùng, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết năm học 2018-2019 toàn tỉnh còn thiếu 444 phòng dạy học, phòng chức năng ở các cấp học.
Không chỉ gây khó khăn cho việc dạy và học, việc còn khiến nhiều trường đứng trước nguy cơ mất danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia do không đủ điều kiện về cơ sở, vật chất.
Như Trường tiểu học Quảng Thọ, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền đã từng bị mất danh hiệu trên vì thiếu phòng dạy học vào năm 2013.
Đến nay, dù đã xây dựng lại dãy nhà học khang trang gồm 9 phòng mới nhưng do hệ thống tường rào, phần cổng… vẫn chưa được xây lại nên việc khôi phục lại danh hiệu trên là rất khó.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận