02/10/2024 11:59 GMT+7

Thiếu nữ Chăm đẹp rạng rỡ ở Lễ hội Katê

Ngày 2-10, hàng ngàn đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn ở tỉnh Ninh Thuận đã chính thức vui đón Lễ hội Katê.

Thiếu nữ Chăm đẹp rạng rỡ ở Lễ hội Katê - Ảnh 1.

Thiếu nữ Chăm uyển chuyển trong những điệu múa truyền thống tại Lễ hội Katê - Ảnh: DUY NGỌC

Không gian Lễ hội Katê diễn ra tại các đền, tháp Chăm và các làng Chăm theo đạo Bà La Môn thuộc 3 huyện Ninh Phước, Thuận Nam, Thuận Bắc và thôn Thành Ý (xã Thành Hải, TP Phan Rang - Tháp Chàm).

Katê là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn để tưởng nhớ các vị thần, vị vua có nhiều công lao đóng góp, được đồng bào tôn kính.

Đây cũng là dịp để tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Theo phong tục truyền thống hằng năm, cứ vào mùng 1-7 Chăm lịch, tại các khu vực đền, tháp Chăm gồm đền Pô Inư Nưgar, tháp Pô Klong Garai; tháp Pô Rômê sẽ bắt đầu các hoạt động rước y trang, mở cửa tháp và thực hiện các nghi thức tôn giáo, văn hóa - văn nghệ truyền thống.

Năm nay, Lễ hội Katê diễn ra từ ngày 1 đến 3-10.

Thiếu nữ Chăm đẹp rạng rỡ ở Lễ hội Katê - Ảnh 2.

Chiều 1-10, nhân dân các thôn Hữu Đức, Tân Đức, Thành Đức, xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước) tổ chức lễ đón, rước y trang Pô Inư Nưgar từ đồng bào người Raglai thôn Tà Nô, xã Phước Hà (huyện Thuận Nam), tại đây những thiếu nữ Chăm, Raglai cùng nhau ca múa mừng Lễ hội Katê - Ảnh: DUY NGỌC

Vào chiều 1-10, nhân dân các thôn Hữu Đức, Tân Đức, Thành Đức, xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước) tổ chức lễ đón, rước y trang Pô Inư Nưgar từ đồng bào người Raglai thôn Tà Nô, xã Phước Hà (huyện Thuận Nam) về đền thờ trong thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu.

Ngày 2-10, Lễ hội Katê tiếp tục diễn ra tại các làng, tộc họ và gia đình người Chăm Bà La Môn trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là dịp để người Chăm xa xứ trở về quê sum họp với người thân, gia đình.

Em Đàng Thị Mỹ Quyên, ở xã Phước Hữu hồ hởi nói: "Trong những ngày diễn ra lễ hội các đội múa đã trình diễn những điệu múa truyền thống từ xưa nay của đồng bào Chăm chúng em, những điệu múa đa dạng làm cho không khí Lễ hội Katê rất vui và náo nhiệt".

Ông La Văn Điểm - trưởng ban tổ chức Lễ hội Katê - cho biết lễ hội năm nay diễn ra trong không khí thuận lợi. Từ ngày 1-10 bà con đã tập trung về sân vận động xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước) để cùng nhau múa hát ăn mừng, rất vui tươi và hạnh phúc.

Thiếu nữ Chăm đẹp rạng rỡ ở lễ hội Katê - Ảnh 3.

Điệu múa và trang phục truyền thống của người Raglai - Ảnh: DUY NGỌC

Thiếu nữ Chăm đẹp rạng rỡ ở lễ hội Katê - Ảnh 4.

Thiếu nữ Chăm lộng lẫy trong bộ trang phục truyền thống - Ảnh: DUY NGỌC

Thiếu nữ Chăm đẹp rạng rỡ ở Lễ hội Katê - Ảnh 5.

Các thiếu nữ Raglai và Chăm trong trang phục truyền thống tại Lễ hội Katê - Ảnh: DUY NGỌC

Thiếu nữ Chăm đẹp rạng rỡ ở Lễ hội Katê - Ảnh 6.

Ngày 2-10, tất cả các đền, tháp Chăm gồm đền Pô Inư Nưgar, tháp Pô Klong Garai, tháp Pô Rômê chính thức mở cửa và tiến hành các nghi thức Lễ hội Katê truyền thống.

Thiếu nữ Chăm đẹp rạng rỡ ở lễ hội Katê - Ảnh 7.

Thiếu nữ Chăm trong bộ trang phục truyền thống - Ảnh: DUY NGỌC

Thiếu nữ Chăm đẹp rạng rỡ ở Lễ hội Katê - Ảnh 8.

Thiếu nữ Chăm Ninh Thuận múa quạt tại Lễ hội Katê 2024 - Ảnh: DUY NGỌC

Thiếu nữ Chăm đẹp rạng rỡ ở Lễ hội Katê - Ảnh 9.

Những thiếu nữ Chăm thuộc đội múa ở thôn Phước Đồng, xã Phước Hậu (huyện Ninh Phước) trình diễn tại Lễ hội Katê sáng 2-10 - Ảnh: DUY NGỌC

Thiếu nữ Chăm đẹp rạng rỡ ở lễ hội Katê - Ảnh 10.Tưng bừng lễ hội Katê Chăm Ninh Thuận

TTO - Hằng năm đến ngày nhằm mồng 1-7 theo Chăm lịch, người Chăm về tháp cúng thần cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, con cháu khỏe mạnh, học giỏi.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp