19/06/2013 06:00 GMT+7

Thiếu cơm, cháo cũng bệnh

ThS.BS TRẦN QUỐC CƯỜNG(Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)
ThS.BS TRẦN QUỐC CƯỜNG(Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)

TT - Hiện có nhiều người theo chế độ ăn kiêng rất thấp tinh bột (gần như bỏ cơm, chỉ ăn rau và thịt cá) để giảm cân đôi khi vì lý do thẩm mỹ mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tuy có thể phát huy tác dụng nhưng chế độ ăn này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.

bHMWcjqy.jpgPhóng to
Một khẩu phần ăn chỉ có đạm (thịt gà), chất xơ (dưa leo) mà không có tinh bột - Ảnh: CHÂU ANH

Chế độ ăn rất thấp tinh bột thường chứa dưới 10% năng lượng từ tinh bột và năng lượng còn lại được cung cấp từ chất đạm và chất béo. Tỉ lệ này là rất thấp vì một chế độ ăn bình thường lượng tinh bột chứa khoảng 60-70% năng lượng khẩu phần, thậm chí chế độ ăn cho người đái tháo đường (bị hạn chế tinh bột) cũng chứa ít nhất 55% năng lượng.

Lợi thì có lợi, nhưng…

Do không được cung cấp tinh bột để tạo glucose làm nhiên liệu cho tế bào cơ thể, buộc lòng cơ thể phải phân hủy mô mỡ, cả khối cơ để lấy nguyên liệu tạo ra glucose và thể ceton cho hoạt động hằng ngày. Chế độ ăn này có góp phần giúp giảm cân, ổn định đường huyết ngắn hạn ở vài trường hợp người béo phì và đái tháo đường thông qua nhiều cơ chế như thể ceton giúp giảm cảm giác đói, không có tinh bột làm bữa ăn kém ngon, lượng chất đạm nhiều cũng giúp tăng cảm giác no… Trong y văn, chế độ ăn rất thấp năng lượng cũng giúp ổn định cho bệnh nhi mắc bệnh động kinh nặng không đáp ứng tốt với thuốc, tuy nhiên bệnh nhi sử dụng chế độ ăn này cũng có nguy cơ nhiều tác dụng phụ. Ngoài ra, chế độ ăn rất thấp năng lượng phát huy một phần tác dụng trong bệnh gan nhiễm mỡ.

"Chế độ ăn rất thấp tinh bột không tạo thói quen ăn uống lành mạnh và không giúp kiểm soát cân nặng lâu dài, bền vững"

Tuy nhiên, chế độ ăn rất thấp tinh bột nếu cần thiết chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn (dưới ba tháng) với sự chỉ định và theo dõi y khoa chặt chẽ, vì sử dụng kéo dài có thể phát sinh một số vấn đề về rối loạn chuyển hóa do thiếu tinh bột và thừa đạm, béo trong khẩu phần ăn.

Nếu sử dụng kéo dài, trước tiên bệnh nhân có thể có các triệu chứng như nhức đầu, vọp bẻ, tiêu chảy, yếu mệt, nổi ban… do thiếu các vitamin, khoáng chất có nhiều trong thực phẩm giàu tinh bột, bao gồm vitamin B1, vitamin C, pyridoxin, niacin, riboflavin, acid folic, phospho, sắt, đồng, mangan, chrom. Sử dụng kéo dài chế độ ăn này cũng làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch do nồng độ chất béo bão hòa và cholesterol cao trong khẩu phần ăn tăng chất béo bù tinh bột, gây cứng thành động mạch, gia tăng LDL cholesterol. Chế độ ăn rất thấp tinh bột cũng được cho rằng làm giảm nồng độ serotonin trong não, dẫn đến các tác dụng phụ về cảm xúc và nhận thức như gia tăng lo lắng, nóng giận, rối loạn cảm xúc, mệt mỏi, trầm cảm, giảm khả năng hoạt động thể lực… Chưa kể, khẩu phần ăn nhiều chất đạm (thịt cá) sẽ gia tăng đào thải canxi qua đường nước tiểu (do làm gia tăng độ acid của nước tiểu), từ đó dẫn đến nguy cơ loãng xương ở người bệnh. Cuối cùng chế độ ăn rất thấp tinh bột gây rối loạn tiêu hóa, táo bón do thiếu tinh bột giúp điều hòa chức năng đường tiêu hóa và giảm khối phân.

Các chế độ ăn giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn tinh bột

Chế độ ăn<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Năng lượng từ tinh bột (%)

Năng lượng từ protein (%)

Năng lượng từ chất béo (%)

Chế độ ăn giảm thiểu tinh bột (còn khoảng ½ chén cơm/bữa)

Thấp tinh bột (Zone diet)

40

30

30

Thấp tinh bột, giàu đạm

20-40

30-60

2-30

Thấp tinh bột, giàu béo

20-40

20-30

30-60

Chế độ ăn loại bỏ tinh bột hoàn toàn (loại bỏ hẳn cơm)

Rất thấp tinh bột (Atkins diet)

10

35

50

Rất thấp tinh bột, giàu đạm

0-20

55-65

25-35

Ăn cân bằng dinh dưỡng

Để giúp giảm cân và duy trì cân nặng, mọi người nên theo đuổi chế độ ăn thấp năng lượng nhưng cân bằng dưỡng chất đạm, tinh bột và béo, trong đó lượng tinh bột có thể giảm nhưng không quá cực đoan như trong chế độ ăn rất thấp tinh bột.

Việc kiểm soát tinh bột rất quan trọng, nhưng chúng ta nên hướng đến chuyện tiêu thụ các loại tinh bột có chỉ số đường huyết thấp như gạo lứt (loại gạo còn nhiều cám), các loại khoai (khoai mì, khoai sọ, khoai lang…), bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt, tăng tiêu thụ rau củ quả (giúp làm chậm hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng cảm giác no lâu), kiểm soát số lượng thực phẩm ăn vào, tăng tiêu thụ chất đạm từ thực vật, hạn chế thực phẩm giàu béo, giàu cholesterol.

Kinh nghiệm cho thấy nếu được tư vấn kỹ cũng như tái khám thường xuyên trong quá trình điều trị, người dư cân, béo phì sẽ đạt được mục tiêu và thành công trong việc điều trị. Mục tiêu trong điều trị béo phì về bản chất không phải là việc sụt bao nhiêu cân nặng mà là tăng cường sức khỏe, hạn chế biến chứng do béo phì gây ra, do đó không có lý do gì theo đuổi một chế độ ăn hay một cách giảm cân nào đó chỉ có tác dụng giảm cân nặng nhưng lại sinh ra nhiều rối loạn chuyển hóa và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật khác cho cơ thể.

ThS.BS TRẦN QUỐC CƯỜNG(Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp