09/08/2023 13:43 GMT+7

'Thiên la địa võng' bao trùm Biển Đen

Biển Đen một thời gian dài im ắng trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, đột nhiên trở thành một "cái vạc" căng thẳng về mặt quân sự và chính trị.

Thủy quân lục chiến Nga trong lễ kỷ niệm Ngày Hải quân tại cảng Novorossiysk của Nga ở Biển Đen tháng 7-2023 - Ảnh: AFP

Thủy quân lục chiến Nga trong lễ kỷ niệm Ngày Hải quân tại cảng Novorossiysk của Nga ở Biển Đen tháng 7-2023 - Ảnh: AFP

Giáp với Ukraine, Nga và ba quốc gia NATO, khu vực Biển Đen vô cùng quan trọng đối với cả Matxcơva, Ukraine và phương Tây.

Ráo riết hoạt động

Theo tờ The New York Times, hiện nay các nước liên quan đều đang ráo riết hoat động tại khu vực này.

Tàu chiến Nga liên tục tuần tra tại Biển Đen và phóng tên lửa vào các thị trấn ven biển của Ukraine dường như hằng đêm. Trên thực tế, Nga đang phong tỏa Biển Đen, đe dọa bất kỳ tàu nào muốn xâm phạm.

Một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga vào tuần trước đã làm hư hại một tòa nhà ở Izmail, Ukraine, gần biên giới với Romania - Ảnh: EPA

Một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga vào tuần trước đã làm hư hại một tòa nhà ở Izmail, Ukraine, gần biên giới với Romania - Ảnh: EPA

Ông Ivo Daalder, cựu đại sứ Mỹ tại NATO, người điều hành Hội đồng các vấn đề toàn cầu Chicago, cho biết: “Biển Đen hiện là một khu vực xung đột liên quan đến NATO cũng như phía tây Ukraine".

Sau khi rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc, Nga đã liên tục không kích các cảng ở Biển Đen của Ukraine để cản trở các chuyến vận chuyển ngũ cốc quan trọng đối với nền kinh tế Ukraine.

Ukraine đã trả đũa vào tuần trước bằng hai cuộc tấn công vào các tàu Nga trong nhiều ngày liên tiếp - nới rộng tầm hoạt động của các thiết bị không người lái trên không và trên biển. 

Họ còn đưa ra cảnh báo: sáu cảng Biển Đen của Nga sẽ được coi là khu vực có "nguy cơ chiến tranh" cho đến khi có thông báo mới.

Lướt trên mặt nước là các xuồng không người lái của Ukraine mang theo chất nổ hướng tới các cảng và tàu của Nga ở Biển Đen. Ở vùng trời phía trên, các máy bay giám sát và máy bay không người lái của NATO và đồng minh bay qua vùng biển quốc tế của Biển Đen, thu thập thông tin tình báo.

Tại Washington, các quan chức chính quyền Tổng thống Biden ngay từ đầu cuộc chiến đã bày tỏ sự dè dặt về việc Ukraine tấn công các mục tiêu hoặc tiến hành phá hoại bên trong Nga, bao gồm cả các cảng ở Biển Đen. 

Mỹ lo ngại các cuộc tấn công như vậy sẽ chỉ làm leo thang căng thẳng với Tổng thống Vladimir Putin. Đến nay mối quan tâm này đã giảm bớt, mặc dù không biến mất.

Tuy nhiên, sau khi Nga tuyên bố các tàu dân sự các nước đi vào Biển Đen đều có thể được xem như mục tiêu quân sự, đồng thời tấn công gần như hằng đêm vào các vị trí ven biển của Ukraine, chính quyền Kiev đã phải làm điều tương tự để đáp trả. 

Hình ảnh từ video cho thấy một xuồng không người lái trên biển của Ukraine tấn công tàu đổ bộ Olenegorsky Gornyak của Hải quân Nga tại căn cứ Novorossiysk ở Biển Đen - Ảnh: REUTERS

Hình ảnh từ video cho thấy một xuồng không người lái trên biển của Ukraine tấn công tàu đổ bộ Olenegorsky Gornyak của Hải quân Nga tại căn cứ Novorossiysk ở Biển Đen - Ảnh: REUTERS

Nơi các thế lực giành quyền kiểm soát

Trong nhiều thế kỷ, Biển Đen là nỗ lực trung tâm của Nga nhằm mở rộng ảnh hưởng địa chính trị và kinh tế.

Với vị trí là một giao lộ địa chính trị, Biển Đen đã mang đến cho Nga một nơi để triển khai sức mạnh chính trị ở châu Âu, Trung Đông và xa hơn nữa.

Trong nhiều năm, Tổng thống Putin đã tìm cách tăng cường ảnh hưởng của Matxcơva quanh Biển Đen, đổ tiền vào việc phát triển các cảng biển và thành phố nghỉ dưỡng. Đồng thời xây dựng sức mạnh quân sự của Nga tại các cơ sở hải quân trong khu vực dành cho hạm đội phía nam của Matxcơva.

Vùng biển này cũng quan trọng không kém đối với NATO. Ba quốc gia thành viên - Thổ Nhĩ Kỳ, Romania và Bulgaria - giáp với Biển Đen, với bốn cảng quan trọng. Năm quốc gia đối tác của NATO cũng nằm trong khu vực, bao gồm Armenia, Azerbaijan, Georgia, Moldova và Ukraine.

Kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine diễn ra, Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia kiểm soát lối đi vào và ra Biển Đen qua eo biển Bosporus và Dardanelles theo một công ước năm 1936 - đã cấm các tàu chiến Nga và Ukraine sử dụng eo biển, một hành động được Ukraine và NATO ca ngợi.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã yêu cầu các đồng minh không gửi tàu chiến của họ đến đây.

Cuộc chiến giành quyền kiểm soát Biển Đen có thể có tác động đối với thị trường năng lượng toàn cầu và nguồn cung cấp lương thực thế giới. Đồng thời đặt ra những thách thức mới cho NATO, khi tổ chức này tìm cách duy trì nguyên lý trung tâm của luật pháp quốc tế: tự do hàng hải trên biển.

Tổng thống Ukraine dọa sẽ không để Nga còn con tàu nào ở Biển ĐenTổng thống Ukraine dọa sẽ không để Nga còn con tàu nào ở Biển Đen

Các cảng và tàu Nga ở Biển Đen có thể là mục tiêu quân sự hợp lệ của Ukraine, sau khi Nga ngưng thỏa thuận ngũ cốc. Tổng thống Ukraine dọa sẽ không để Nga còn con tàu nào.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp