11/09/2014 00:01 GMT+7

Thi công dự án Metro ở TP.HCM phức tạp cỡ nào?

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Cần biết - Thi công các công trình ngầm là vấn đề phức tạp và nhiều rủi ro, đặc biệt là tại khu vực có địa chất yếu như trung tâm TP.HCM, nơi đang khởi công dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên.

Theo ban quản lý dự án, từ trước khi dự án được triển khai, các ngành chức năng đã tập trung nghiên cứu kỹ phương án thi công nhằm hạn chế thấp nhất mức độ ảnh hưởng của dự án đối với cảnh quan đô thị và cuộc sống của người dân.

Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên gồm 4 gói thầu. Trong đó, gói thầu 1B (đoạn metro ngầm từ Nhà hát Thành phố đến Ba Son gồm 2 nhà ga ngầm) đang được khởi công trước phần Ga Nhà hát Thành phố. Đây cũng là gói thầu thứ 3 được triển khai thi công của dự án tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên dài 19,7km.

Thi công các công trình ngầm là vấn đề phức tạp và nhiều rủi ro, đặc biệt là tại khu vực có địa chất yếu như trung tâm TP.HCM. Trên thế giới đã từng xảy ra hiện tượng sụt lún khi thi công các tuyến Metro ngầm như tại Lausan (Thụy Sĩ) và một phần tuyến Metro ngầm tại Singapore.

Rút kinh nghiệm từ những bài học trên, đơn vị thi công đã triển khai hệ thống quan trắc nhằm theo dõi sự chuyển vị của các tòa nhà xung quanh khu vực để chuẩn bị cho việc thi công hệ thống tường dẫn. Trường hợp các tòa nhà trong khu vực xảy ra chuyển vị vượt trị số cho phép sẽ tạm dừng thi công để xử lý.

Công nghệ thi công nhà ga ngầm cũng giống như thi công các công trình ngầm ở khu vực trung tâm. Theo thiết kế, công trình Ga Nhà hát thành phố sẽ được thi công đào hở, đây cũng là công nghệ xây dựng mà các quốc gia phát triển như Nhật Bản và Singapore áp dụng.

So với các công trình lớn khác trong khu vực, điểm khác biệt là công trình Ga Nhà hát thành phố nằm ở độ sâu lên đến 40m - độ sâu nhất của một công trình ngầm nằm ở khu vực trung tâm. Do đó, phương án thi công sẽ là thi công từ trên xuống, làm tường vây và cọc trước, sau đó đào đất và thi công các sàn từ trên xuống để phòng ngừa lún sụt.

DxdqH0vH.jpg

Đối với tuyến Metro chạy ngầm từ cuối Ga Nhà hát thành phố đến đầu Ga Ba Son (dài khoảng 800m), vì công trình đi qua nhiều tuyến đường, nhiều công trình vốn là biểu tượng của TP.HCM nên chủ trương chung là phải hết sức cẩn thận.

Phương án thi công được áp dụng là sử dụng khiên đào (máy TBM) có đường kính đúng bằng kích thước đường kính hầm (6,65m) để khoan ngầm trong lòng đất từ độ sâu 15 - 30m. Sau khi đào từng đoạn ngắn, vỏ hầm (là các tấm bê tông cốt thép lắp ghép) được thi công ngay. Máy khoan đi đến đâu, vỏ hầm được lắp ghép đến đó để tránh sụp lở lớp đất, đá phía trên.

Việc sử dụng máy TBM sẽ không phải đào phá mặt đường, phá vỡ cảnh quan, giảm thiểu rủi ro sụt lún, hạn chế tối đa việc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Tuy nhiên, công nghệ này chỉ có thể áp dụng một số đoạn, tuyến phù hợp, không thể áp dụng để xây dựng các công trình lớn như nhà ga Metro ngầm.

Lý giải về việc rào chắn toàn bộ khu vực công trường (đường Lê Lợi, đoạn từ Pasteur đến Đồng Khởi và một phần đường Nguyễn Huệ) làm ảnh hưởng đến sinh hoạt người dân, ban quản lý dự án cho biết đây là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn, tránh va chạm giữa công trình thi công với các hộ kinh doanh và người dân quanh khu vực. Một số tuyến đường cũng đã để lại lối đi dành cho cho xe máy và khách bộ hành.

Từ trước khi dự án bắt đầu, chính quyền TP.HCM đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phải tập trung thiết kế, thi công phương án rào chắn theo hướng hạn chế tối thiểu đến sinh hoạt của người dân tại khu vực này. Tuy nhiên, khi công trình bước vào giai đoạn triển khai thực tế, việc một số hộ kinh doanh tại đây chịu ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi.

Công trình Ga Nhà hát Thành phố hiện đang trong giai đoạn gấp rút chuẩn bị về mặt kỹ thuật như lập rào chắn, thực hiện công tác khảo sát, kiểm tra đo đạc hiện trạng, hoàn chỉnh thiết kế… Dự kiến, đến 20/9 sẽ bắt đầu thi công phần tường dẫn và đến khoảng trung tuần tháng 10 bắt đầu thi công tường vây.

Theo kế hoạch, gói thầu 1B sẽ được thực hiện trong vòng 54 tháng, trong đó thời gian xây dựng dự kiến là 36 tháng, còn lại 18 tháng để triển khai các hạng mục khác như lắp đặt thiết bị cơ điện, đường ray… Riêng công trình Ga Nhà hát Thành phố dự kiến kết thúc thi công vào ngày 30/4/2015.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp