18/11/2006 06:19 GMT+7

Theo dấu Yersin...

Bác sĩ Alexandre Emile John Yersin sinh ngày 22-9-1863 tại Thụy Sĩ. Từ năm 1886, ông làm việc tại Viện Pasteur Paris và cộn
Bác sĩ Alexandre Emile John Yersin sinh ngày 22-9-1863 tại Thụy Sĩ. Từ năm 1886, ông làm việc tại Viện Pasteur Paris và cộn

TT - 115 năm trước, từ làng Kalon nằm sát chân núi dãy Nam Trường Sơn (nay là xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận), bác sĩ Alexandre Yersin đã băng rừng thực hiện cuộc thám hiểm đầu tiên tìm ra cao nguyên Di Linh.

Ký sự đường xa

Lz2eP0eT.jpgPhóng to
Trưởng đoàn Trương Hoàng Phương (giữa) định vị trên bản đồ lộ trình - Ảnh: Tố oanh

Hành trình thử thách

Người dân K’Ho và Raglai ở Phan Sơn hiện tại gần như không biết câu chuyện 115 năm trước Yersin đã qua làng để làm một cuộc phát kiến địa lý tìm ra cao nguyên Di Linh. Lối mòn cũ giờ đã phai, cây rừng trăm năm đã bít lối. Chuyến đi do Công ty Dấu Ấn Việt (Vietmark) thiết kế mang tên “Hành trình A.Yersin 1891”.

Bác sĩ Alexandre Emile John Yersin sinh ngày 22-9-1863 tại Thụy Sĩ. Từ năm 1886, ông làm việc tại Viện Pasteur Paris và cộng tác với bác sĩ Roux tìm ra độc tố vi khuẩn bạch hầu. Năm 1895, Yersin thành lập Viện Pasteur ở Nha Trang và điều chế huyết thanh chữa bệnh dịch hạch.

Yersin còn được biết đến là một nhà thám hiểm. Tháng 7-1891, ông thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên tìm ra cao nguyên Di Linh và tiếp theo là cao nguyên Lang Bian (1893).

Cuộc đời của Yersin đã gắn bó với VN, người dân VN gọi ông bằng cái tên thân thiện là “ông Năm”. Ông mất ngày 1-3-1943 và an nghỉ tại Suối Dầu, Nha Trang.

Trời còn tờ mờ sáng, cả đoàn chuẩn bị lên đường với đội hình 14 người (gồm 9 đến từ TP.HCM, 2 cán bộ của huyện Bắc Bình và 3 người địa phương dẫn đường) chia thành ba tổ. Gạo, các nhu yếu phẩm và những vật dụng cần thiết cho hai ngày đi rừng cũng được chia nhỏ tải vào từng balô cá nhân. Trưởng đoàn, thạc sĩ địa lý Trương Hoàng Phương - người từng tham gia chuyến thám hiểm

10 năm trước qua con đường này - trải tấm bản đồ tỉ lệ 1/50.000 khoanh tròn từng vị trí sẽ qua, bấm máy định vị cho thấy độ cao tại Phan Sơn là 130m so với mặt nước biển, còn đích đến của hành trình sẽ là 1.000m.

Ngày xưa bác sĩ Yersin đi bằng ngựa cùng hai người địa phương dẫn đường, còn hôm nay chúng tôi hành quân bộ. Vừa đến cuối làng, đã chạm vào thử thách đầu tiên là con sông Một. Thấy dân thành thị cởi giày, vớ để vượt sông, dân làng bật cười: “Còn phải lội nước nhiều lần nữa đấy”. Băng qua sông, trước mặt chúng tôi là con dốc đá cao ngất với những dãy núi sừng sững. Leo chừng 10 phút phải dừng lại thở. Toán đi đầu nhận được thông tin: một “chiến sĩ” đã hụt hơi và... bỏ cuộc. Mà quả thật, con đường thật gian nan, cứ lên hết đỉnh lại phải xuống dốc, rồi lại leo lên qua một quả núi cao hơn, cánh rừng rậm hơn...

K’Đào, Núi và Tính - ba chàng trai dẫn đường - thuộc ba dân tộc khác nhau. Họ đem đến cho đoàn bài học về kỹ năng đi rừng. Vừa đến chỗ dừng chân nghỉ trưa là đã có ngay một bếp lửa, khi vo gạo xong thì lửa đã có than để nấu. Lá bép rừng được hái tự lúc nào để có thêm rau nấu canh mì gói...

x1SWNtiG.jpgPhóng to
Qua suối - Ảnh: Tố oanh
“Yersin” trở lại!

Tali - ngôi làng giữa rừng mà theo tư liệu tôi đọc được là nơi năm xưa Yersin dừng chân nghỉ đêm. Đêm rừng đến rất nhanh, chưa 18 giờ mà cả đoàn phải lầm lũi dò từng bước đi trong bóng tối. Đường xuống dốc và sình lầy.

Tiếng nước chảy của con sông Giáp mỗi lúc một lớn dần làm tinh thần thêm phấn chấn, bởi đó là nơi chúng tôi chọn làm nơi nghỉ đêm. Khi cả đoàn loay hoay hạ trại thì bỗng nghe tiếng vó ngựa xa xa vọng lại: “Phải chăng vó ngựa của bác sĩ Yersin hơn trăm năm trước vọng về?”.

Rồi một bóng người xuất hiện. Trời ạ! Đó chính là “chiến sĩ” Hải - người bỏ cuộc ở con dốc cao ngất trời ban sáng. Hải kể: “Khi một mình trở lại làng, tôi quá tiếc chuyến đi kỳ thú này. Chợt thấy có một người đưa ngựa thồ hàng vào rừng. Không bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng, tôi nài nỉ xin được cưỡi ngựa đuổi theo đoàn”. Cả nhóm đoàn tụ, đêm rừng thật ấm cúng và mỗi người đều dành cho mình cảm giác riêng khi hồi tưởng hành trình khám phá trăm năm trước của Yersin...

Yersin vốn có thói quen viết thư cho mẹ mỗi ngày. Ông kể cho mẹ nghe tất cả những chuyện đang xảy ra, cũng nhờ những bức thư này mà cuộc đời của ông đã được biết đến một cách sống động và chi tiết. Chuyến thám hiểm đầu tiên năm 1891 tìm ra cao nguyên Di Linh cũng đã được lưu giữ từ những lá thư này. 21 giờ đêm, sau một ngày mệt mỏi lội đèo vượt núi nhưng không ai chợp mắt được. Dưới đốm sáng từ những chiếc đèn pin, chúng tôi tranh thủ viết thư, viết nhật ký hành trình của mình với những cảm xúc vừa trải qua.

Sớm tinh sương, cả đoàn cười vang núi rừng khi được tin chú ngựa thồ đã “đào tẩu”. Biết đâu đêm qua nó đã nghe đoàn bàn tán quá nhiều, nào là mai sẽ cho mỗi người cưỡi thử một tí xem cảm giác ngày xưa bác sĩ Yersin đi thám hiểm ra sao, rồi sẽ chất đồ nhờ ngựa tải phụ...

Chúng tôi lại lên đường rời con sông Giáp, ngược dốc đến làng Tali cũ và dừng chân ăn trưa. Theo kế hoạch, đây là bữa ăn trong rừng cuối cùng bởi trước mặt chúng tôi chỉ còn một khối núi cao nhất Di Linh, Braian 1.196m và qua thung lũng suối Da Riam nữa là đến bến đò qua lòng hồ Da Riam về thị trấn Di Linh.

Khi đổ dốc đèo Braian lúc trời sụp tối, chúng tôi gặp trạm quản lý bảo vệ rừng phòng hộ thuộc Lâm trường Bảo Thuận, huyện Di Linh. Bằng - nhân viên của trạm - đón chúng tôi bằng một câu rất xúc động: “Ở lại rừng một đêm nữa cho vui. Trạm sẽ chiêu đãi bữa cơm chiều, lâu lắm rồi mới có người vào đây”. Tình cảm người hôm nay xem ra cũng nồng nàn, kém gì tình cảm trăm năm trước của những người dân đã giúp bác sĩ Yersin khám phá cao nguyên Di Linh...

Bác sĩ Alexandre Emile John Yersin sinh ngày 22-9-1863 tại Thụy Sĩ. Từ năm 1886, ông làm việc tại Viện Pasteur Paris và cộn
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp