Phóng to |
Từ khi có thông báo về việc thu hồi sữa Similac ở các lô nghi nhiễm khuẩn, cửa hàng sữa của chị Tuyết trên đường Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM đã thu hồi khoảng 12 lon - Ảnh: Thanh Đạm |
Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), lô hàng này cũng có nguồn gốc từ Công ty Fonterra, New Zealand.
Kiểm tra sữa có chứa protein cô đặc nhập từ New Zealand
Cũng trong ngày 5-8, Abbott có thông tin cải chính về số lô hàng bị nghi nhiễm khuẩn. Cụ thể, sau khi đối chiếu kỹ lưỡng với Công ty Fonterra và thực tế nhập khẩu, trong danh sách các lô có thể bị ảnh hưởng đã xuất ra thị trường, Abbott cải chính lô số 2567G54119 thành lô số 2566G54120. Như vậy, danh sách các lô có thể bị ảnh hưởng đã xuất ra thị trường và đang được thu hồi là 11 lô, gồm: 2564G54114; 2564G54115; 2564G54116; 2564G54117; 2564G54118; 2565G54118; 2565G54119; 2566G54119; 2566G54120; 2567G54120; 2676G54120. |
Trả lời Tuổi Trẻ, cục trưởng Cục ATTP Trần Quang Trung cho biết lô hàng kể trên có 615 thùng (12 hộp/thùng) và đã bán ra thị trường 190 hộp, số còn lại hiện đang được khẩn trương thu hồi. Ông Trung cũng khẳng định đây là lô hàng duy nhất của Danone có nguy cơ nhiễm vi khuẩn độc thịt (Clostrium botulinum).
Cùng ngày, Cục ATTP đã có văn bản gửi các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sữa - nguyên liệu và sản phẩm từ sữa, yêu cầu rà soát xem sản phẩm có chứa nguyên liệu whey protein (protein cô đặc) thuộc lô nghi nhiễm khuẩn, đã được Bộ Công nghiệp cơ bản New Zealand cảnh báo.
Cục ATTP cũng có công văn gửi các cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, yêu cầu kiểm tra chặt các sản phẩm có chứa whey protein nhập khẩu từ New Zealand.
Trả lời báo chí ngày 5-8 về nguy cơ ngộ độc với người đã sử dụng thực phẩm có chứa vi khuẩn độc thịt, ông Lâm Quốc Hùng (Cục ATTP) cho biết mọi người đều có nguy cơ bị ngộ độc nếu sử dụng thực phẩm nhiễm khuẩn, tuy nhiên nhóm trẻ dưới 1 tuổi có khả năng bị ngộ độc cao hơn do sức đề kháng yếu hơn, miễn dịch thấp hơn và mẫn cảm với vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra, những người hay dùng đồ hộp, thực phẩm xông khói, thực phẩm lên men yếm khí, người làm nghề giết mổ, người làm nghề hay tiếp xúc với phân người và động vật cũng dễ có nguy cơ nhiễm bệnh. Theo ông Trần Quang Trung, đây là lần đầu tiên xảy ra tình trạng liên tục xuất hiện các nhãn sữa có nguy cơ nhiễm vi khuẩn độc thịt.
Hơn 12.900 thùng sữa Similac GainPlus Eye - Q số 3 vào VN
Ngày 5-8, văn phòng đại diện Hãng sữa Abbott tại VN và Công ty TNHH dinh dưỡng 3A - nhà nhập khẩu và phân phối chính thức các sản phẩm của Abbott tại VN - cho biết đã thu hồi phần lớn sản phẩm sữa Similac GainPlus Eye - Q số 3 (dành cho trẻ 1-3 tuổi, loại 900g/lon và 400g/lon).
Cụ thể, theo báo cáo sơ bộ từ tất cả các vùng miền trên toàn quốc, đến chiều 5-8 nhân viên của Công ty TNHH dinh dưỡng 3A đã kiểm tra và thu hồi lại được 10.135 thùng trong tổng số 12.927 thùng sữa Similac GainPlus Eye - Q số 3 đã bán ra thị trường. Như vậy, hiện vẫn còn 2.792 thùng Similac GainPlus Eye - Q số 3 chưa được thu hồi.
Ngày 5-8, khảo sát ở một số siêu thị tại TP.HCM cho thấy sản phẩm Similac GainPlus Eye - Q đã bị rút khỏi quầy hàng. Tại siêu thị Big C, ngăn để sữa này hiện trống hàng. Đại diện siêu thị Maximark cho biết ngay khi nhận được thông báo từ hãng sữa, siêu thị đã rút sản phẩm Similac GainPlus Eye - Q khỏi quầy, sau đó mới so sánh số lô có bị “dính” vào lô nghi nhiễm khuẩn hay không.
Đại diện Abbott cho biết vẫn đang tiếp tục thu hồi số hàng còn lại. Người tiêu dùng đã mua sản phẩm Similac GainPlus Eye - Q số 3 nên so sánh số lô hàng, nếu trùng khớp với số lô thuộc diện bị thu hồi thì đem đổi sản phẩm. Trong khi đó, phản hồi trên một số trang mạng, một số người tiêu dùng cho biết đã cho con sử dụng sản phẩm có số lô trùng với số lô của các lô hàng bị nghi nhiễm khuẩn theo cảnh báo của Cục ATTP.
Đun sôi để khử độc tố Ông Lâm Quốc Hùng, Cục ATTP, cho biết trong điều kiện bảo quản lạnh và có môi trường kiềm thì vi khuẩn độc thịt có thể sinh ra nhiều độc tố, nhưng vi khuẩn này có thể bị diệt ở 600C trong 30 phút và bởi các hóa chất khử trùng thông dụng. Để khử độc tố cần đun sôi thực phẩm ở 1000C ít nhất 15 phút, để diệt nha bào cần đun ở 1000C ít nhất một giờ, hoặc hơi nước nóng ở áp lực cao hay sấy khô trên 1600C ít nhất 30 phút. Bào tử vi khuẩn độc thịt tồn tại ở đất, bùn, phân tươi hoặc đã ủ, đường tiêu hóa của động vật và người mang khuẩn lành, các loại đồ hộp, thức ăn bảo quản, lên men ở môi trường kỵ khí. |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận