Phóng to |
Tê giác đen ở châu Phi - Ảnh: IUCN |
Theo IUCN, loài tê giác đen miền tây - một phân loài của tê giác đen - được nhìn thấy lần cuối cùng ở châu Phi vào năm 2006 và cho đến nay không còn ai nhìn thấy chúng nữa.
Trong khi đó, loài tê giác trắng miền bắc - sống ở miền trung châu Phi - hiện “có lẽ đã tuyệt chủng” trong hoang dã; còn tê giác Java cũng đang sắp tuyệt chủng, sau khi con ở Việt Nam bị giết chết còn đồng loại của nó chỉ còn lại một số ít ở đảo Java của Indonesia.
Ngoài tê giác, IUCN cho biết khoảng 1/4 trong số các loài động vật có vú cũng đang có nguy cơ biến mất vĩnh viễn khỏi trái đất. Nhiều loài thực vật cũng đang cùng chung số phận.
Trước đó ngày 8-11, các chuyên gia Quỹ đời sống hoang dã thế giới (WWF) đã tiến hành di chuyển 19 chú tê giác đen đến vùng đất an toàn, nhiều thực phẩm và không gian thoáng rộng.
Có thể nói việc chuyển đến ngôi nhà mới của những chú tê giác đen nặng 1.400 kg đã để lại cho nhiều người xem ấn tượng khó phai và hồi hộp đến từng giây.
Phóng to |
Máy bay trực thăng quân sự đang nhấc chúng lên khỏi mặt đất - Ảnh: WWF |
Phóng to |
Chú tê giác đen lơ lửng trên không trung - Ảnh: WWF |
Hành trình của chuyến đi bắt đầu từ vùng đồi hiểm trở ở mũi đông của Nam Phi đến vùng đồng cỏ ở tỉnh Limpopo. Được biết mỗi chuyến đi của 1 chú tê giác đen mất khoảng 20 phút đường bay cả đi lẫn về.
Hành trình này đã chuyển được 19 chú tê giác đen. Sau đây là 1 loạt ảnh ghi lại khoảng thời gian đứng tim đó do nhiếp ảnh gia Michael Raimondo thực hiện.
Phóng to |
Các chuyên gia đang chuẩn bị di chuyển tê giác - Ảnh: WWF |
Phóng to |
Trước khi được nâng lên bởi trực thăng, chú tê giác được bắn tên để ngủ thiếp đi và buộc chặt 4 chân - Ảnh: WWF |
Phóng to |
Tiến sĩ Jacques Flamand vuốt ve phía sau 1 con tê giác sau khi được giải thuốc, đánh thức chúng sau cuộc hành trình dài 1500 km - Ảnh: WWF |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận