01/08/2016 08:54 GMT+7

Cuộc đua kịch tính giữa bà Hillary Clinton và ông Donald Trump

TIẾN SĨ TERRY F. BUSS, (HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH , QUỐC GIA HOA KỲ), THÚY ĐÀO CHUYỂN NGỮ
TIẾN SĨ TERRY F. BUSS, (HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH , QUỐC GIA HOA KỲ), THÚY ĐÀO CHUYỂN NGỮ

TTO - Cuộc đua vào Nhà Trắng chính thức mở ra với hai “vận động viên” Hillary Clinton và Donald Trump sau khi đại hội Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ kết thúc. 

*** Error ***
Cuộc đua kịch tính kéo dài 3 tháng giữa bà Hillary Clinton và Donald Trump chính thức bắt đầu - Ảnh: REUTERS

Ai sẽ là người cán đích đầu tiên cho đến nay vẫn là một ẩn số, khiến cuộc đua càng kịch tính.

Cả hai ứng viên đều nhiều khiếm khuyết, ít được người dân yêu mến và tin tưởng. Thêm nữa, cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh căng thẳng cả về kinh tế, xã hội, văn hóa và toàn cầu.

Còn nội bộ cả hai đảng thì chia rẽ và hoạt động trì trệ, hệ thống chính trị bế tắc, hầu như không thể thống nhất hoặc thậm chí thỏa hiệp.

“Vì tôi” hay “vì chúng ta”?

Ông Trump chứng tỏ mình là một người ngoài cuộc không nhân nhượng lãnh đạo đảng, thậm chí không cùng quan điểm với những chính sách lâu nay của phe Cộng hòa.

Trong khi đó, bà Clinton có vẻ chưa quyết định sẽ làm một tác nhân thay đổi như ông Bernie Sanders hay tiếp tục nối dài “nhiệm kỳ thứ ba của Tổng thống Obama”.

Trong các vòng sơ bộ, ông Bernie đã luôn ở sát nút bà Clinton. Vậy nên, ông này hoàn toàn có thể khiến bà nghiêng về các chính sách cực hữu. Tuy nhiên, bà Clinton lại muốn lấy lòng những người ủng hộ “liên minh” Obama, vốn không muốn thay đổi.

Chiến dịch của ông Trump và Đại hội Đảng Cộng hòa thực chất đều là vì chính ông Trump. Chủ đề của đại hội chỉ đơn giản là “ông ấy có thể khiến nước Mỹ tuyệt vời trở lại”.

Bà Clinton thì nêu bật rằng Đại hội Đảng Dân chủ là vì tất cả người dân Mỹ chứ không phải chỉ riêng bà. Chủ đề của đại hội “cùng nhau để mạnh mẽ hơn” có mặt khắp mọi nơi.

Phong cách đề cao bản thân của ông Trump không có vấn đề gì với những người ủng hộ, họ không quan tâm ông nói gì, chỉ cần ông mạnh mẽ, không nhân nhượng và nhiệt huyết.

Ngược lại, bà Clinton luôn thể hiện chiến dịch này là vì tất cả chúng ta, tuy nhiên “chúng ta” ở đây đơn thuần là cử tri của Đảng Dân chủ, mà rất nhiều trong số đó là người nhập cư trái phép. Nỗ lực này của bà Clinton sẽ thất bại.

Tầm nhìn của bà về sự đoàn kết lại dựa trên chính điều ông Trump đánh giá - đó là một quốc gia đang bị chia rẽ. Số lượng người ủng hộ lâu năm của phe Dân chủ không đủ để đưa bà đến chiến thắng.

Đại hội của cả hai đảng đều sử dụng con bài “chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ”. Ông Trump tập trung vào thông điệp “Làm cho nước Mỹ tuyệt vời trở lại”, sau khi cả hai phe đã khiến tình hình trong nước rối tung. Phe Dân chủ hướng đại hội đến “chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ” một cách cực đoan.

Trong suốt hai nhiệm kỳ, Tổng thống Obama đã luôn công kích “chủ nghĩa ngoại lệ”, xới tung các vấn đề của nước Mỹ và chỉ trích người dân.

Chia rẽ trong cả hai đảng

Chiến dịch và đại hội của cả hai phe đều bị chia rẽ vì một lý do giống nhau: ứng cử viên. Các đối thủ cùng đảng tìm mọi cách có thể để lật đổ ông Trump và bà Clinton.

Ông Trump không được các nhân vật vai vế trong đảng ủng hộ ở phương diện tổ chức, đặc biệt ở các cấp địa phương và năng lực kêu gọi tài trợ.

Bà Clinton kiểm soát được toàn bộ các nhân vật chủ chốt ở cấp địa phương của phe Dân chủ, và đến nay đã huy động được khoản tài trợ là 1 tỉ USD so với 40 triệu USD của ông Trump.

Vấn đề duy nhất hiện nay cho cả ông Trump và bà Clinton là liệu những người ủng hộ ông Bernie có chọn đứng ngoài cuộc bầu cử này không.

Mặc dù vậy, ông Trump có nhiều khả năng sẽ bị cỗ máy dân chủ nghiền nát qua các chiến dịch quảng cáo trên truyền thông, sự hậu thuẫn của báo chí và các tổ chức “giành giật lá phiếu” ở cấp địa phương.

Mà ông Trump có vẻ không hiểu điều này khi vẫn tuyên bố không cần tiền, truyền thông hay sự hỗ trợ nào hết. Đây là một sai lầm!

Đánh giá hai đại hội

Đại hội Dân chủ được tổ chức tốt, truyền tải thành công thông điệp của đảng với sự hiện diện của nhiều nhân vật quyền lực, chính trị gia và ngôi sao giải trí.

Ngược lại, phe Cộng hòa thiếu sự tổ chức và truyền tải thông điệp không hiệu quả.

Cũng có một số diễn giả rất tuyệt vời, đặc biệt phải kể đến bốn thành viên trong gia đình ông Trump. Đây sẽ là những chính trị gia sáng giá sau này.

Ông Trump, người thường chỉ nói vo, đã tận dụng hiệu quả teleprompter (máy nhắc chữ). Bất chấp những chính sách và tính cách đặc trưng của mình, ông Trump vẫn rất thành công khi truyền lửa cho cả khán phòng.

Ngược lại, phía bà Clinton vẫn là một bài phát biểu được soạn sẵn, lặp lại những điều đã nói trong suốt chiến dịch.

Ai sẽ chiến thắng?

Ông Donald Trump được nhiều người thích hơn ở góc độ cá nhân, và cử tri sẽ không quan tâm đến việc ông không đưa ra được chính sách gì và thiếu kinh nghiệm chính trị.

Bà Hillary Clinton, với những gì đã làm trong vai trò ngoại trưởng, tính cách, các chính sách công gây nhiều tranh cãi, cùng với việc xào lại chương trình nghị sự của ông Obama đều là những điểm trừ.

Nhưng nghịch lý thay, nhiều khả năng bà Clinton sẽ thắng cử. Ông Trump sẽ không thể một mình đến đích thành công.

TIẾN SĨ TERRY F. BUSS, (HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH , QUỐC GIA HOA KỲ), THÚY ĐÀO CHUYỂN NGỮ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp