10/09/2017 07:23 GMT+7

Thế giới xếp hạng đại học ra sao?

MY HÀ
MY HÀ

TTO - Dư luận trong nước đang quan tâm việc một nhóm chuyên gia độc lập công bố bảng xếp hạng 49 trường ĐH ở Việt Nam. Trên thế giới, các trường được xếp hạng ra sao?

Trường đại học Oxford, Anh được THE đánh giá là trường đại học tốt nhất năm 2017-2018 - Ảnh: engadget.com
Trường đại học Oxford, Anh được THE đánh giá là trường đại học tốt nhất năm 2017-2018 - Ảnh: engadget.com

>> 

Trên thế giới có đến hơn 20 loại bảng xếp hạng các trường đại học, tuy nhiên chỉ có ba bảng được sử dụng phổ biến: Bảng xếp hạng của tạp chí Times (THE), Bảng xếp hạng Đại học trên Thế giới QS, và Bảng xếp hạng Shanghai (ARWU).

Mặc dù các bảng xếp hạng đều lấy rất nhiều tiêu chí để đánh giá các trường, vẫn có nhiều người không đồng tình cho rằng xếp hạng chưa có thực chất.

Đa dạng tiêu chí xếp loại

Bảng Xếp hạng các Trường Đại học trên Thế giới của Times (THE) là bảng xếp hạng phổ biến làm xôn xao dư luận nhất mỗi khi công bố kết quả vào tháng 7 hằng năm liệt kê 980 trường đại học tốt nhất trên thế giới.

THE là một trong những bảng xếp hạng lâu đời nhất với kinh nghiệm gần 50 năm. Hiện tại, THE sử dụng 13 tiêu chí được chia làm 5 tiêu chí lớn để đánh giá một trường học với "hệ số" của mỗi tiêu chí khác nhau.

Những tiêu chí được chia ra thành 5 nhóm như sau: chất lượng giảng dạy (chiếm 40% tổng số điểm), kết quả nghiên cứu (30%), nghiên cứu được trích dẫn (30%), tầm nhìn quốc tế (7.5%) và thu nhập của trường (2.5%).

Có thể thấy THE lấy chất lượng giảng dạy và công trình nghiên cứu của giảng viên là hai yếu tố quan trọng nhất để đánh giá một trường đại học.

Ngược lại, Bảng xếp hạng Đại học trên Thế giới QS chỉ đánh giá trường dựa trên sáu tiêu chí lớn, trong đó tiêu chí "danh tiếng hàn lâm" được cho là quan trọng nhất, chiếm đến 40% tổng số điểm.

Theo đó, tổ chức QS sẽ khảo sát người tri thức trên toàn thế giới về trường học đứng đầu trong lĩnh vực họ đang học tập hay làm việc. Năm tiêu chí đánh giá còn lại của họ là: danh tiếng của những người cấp cao trong trường (10%), tỉ lệ sinh viên trong mỗi khoa (20%), tỉ lệ giảng viên nước ngoài (5%) và tỉ lệ sinh viên nước ngoài (5%).

Nếu hai bảng xếp hạng của Times và QS đều đánh giá chất lượng chung của trường thì Bảng xếp hạng Hàn lâm Các trường Đại học trên Thế giới (ARWU), hay còn được biết đến là Bảng xếp hạng Shanghai, chỉ đánh giá các trường dựa trên sự ưu tú của giảng viên tại đây.

Bảng xếp hạng Shanghai đánh giá 1.200 trường để chọn ra 500 trường tốt nhất dựa trên sáu tiêu chí: số giảng viên có giải thưởng Nobel và Fields (chiếm 10% tổng số điểm), giải thưởng các giảng viên trong trường đạt được (20%); nhà nghiên cứu được đánh giá cao dựa trên danh sách mới nhất của Thomas Reuters (20%), nghiên cứu được xuất bản trong tạp chí khoa học lĩnh vực Khoa học tự nhiên (20%), số nghiên cứu được vào Danh mục trích dẫn khoa học (20%), tỉ lệ giảng viên và nhà nghiên cứu trên tổng số nhân viên làm toàn thời gian (10%).

Tự cung cấp số liệu

Ở những bảng xếp hạng khác nhau, một trường có thể có thứ hạng khác nhau, nhưng nhìn chung các bảng xếp hạng vẫn cho thấy được cùng một bức tranh toàn cảnh.

Bảng xếp hạng của THE và QS đều cho thấy 57 trường đại học trong số 76 trường của Anh lọt vào bảng xếp hạng đều bị tụt hạng so với năm trước, và có đến bốn trường Đại học của nước Anh nằm trong top 8 các trường đại học trên thế giới, theo The Guardian.

Mặc dù là những bảng xếp hạng "top 3" trên thế giới, nhưng nhiều giảng viên và học sinh chỉ trích hệ thống và phương thức xếp hạng của các tổ chức.

Gary Saul Morson và Morton Schampio, hai giảng viên Đại học Northwestern, Mỹ chỉ trích hệ thống xếp hạng của Times vô cùng gay gắt trên Chicago Tribune. Hai giảng viên khẳng định rằng số liệu là các trường cung cấp nên họ có thể "sáng tạo".

Cụ thể, đối với chỉ số học sinh được nhận nhiều trường có đến hai bước để nộp đơn vào trường: tỏ ra quan tâm bằng cách gửi thư điện tử, và sau đó là nộp đơn thật sự.

Một số trường đại học muốn nâng tỉ lệ học sinh bị từ chối sẽ tính số "học sinh nộp đơn" là cả những học sinh chỉ gửi thư điện tử tỏ sự quan tâm của mình.

Trong khi nhiều người quan tâm bảng xếp hạng đại học, cũng có người không đồng tình với việc này. "Các bảng xếp hạng liên quan đến việc làm ăn chứ không phải giáo dục", Michelle Stack - giáo sư Đại học British Columbia, Mỹ, nói trên trang The Globe and Mail.
MY HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp