Như vậy, tháng 1-2024 đã phá kỷ lục tháng 1 nóng nhất lịch sử trước đó vào năm 2020.
Tháng đặc biệt nóng vừa qua xảy ra sau khi năm 2023 được xếp hạng là năm nóng nhất trong lịch sử được ghi nhận từ năm 1850 - kết quả của quá trình phát thải khí nhà kính liên tục từ hoạt động của con người kết hợp với hiện tượng thời tiết El Nino xảy ra trong năm 2023.
El Nino đã khiến lớp nước biển bề mặt ở khu vực phía đông Thái Bình Dương nóng lên một cách bất thường.
Theo Hãng tin Reuters, Phó giám đốc C3S Samantha Burgess cho biết thế giới cũng vừa trải qua giai đoạn 12 tháng với nhiệt độ cao hơn 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
"Giảm nhanh lượng phát thải khí nhà kính là cách duy nhất để ngăn chặn nhiệt độ toàn cầu tăng lên" - bà Burgess nhấn mạnh.
Các nhà khoa học Mỹ cho biết có 1/3 khả năng năm 2024 thậm chí còn nóng hơn năm 2023. Đồng thời có 99% khả năng năm 2024 nằm trong top 5 năm nóng nhất.
Hiện tượng El Nino bắt đầu suy yếu vào tháng 1-2024 và các nhà khoa học cho biết có thể chuyển sang hiện tượng La Nina vào cuối năm nay.
Thỏa thuận Paris năm 2015 đặt mục tiêu hạn chế nhiệt độ nóng lên trong phạm vi 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp, tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng và không thể khắc phục được.
Một số nhà khoa học cho rằng mục tiêu này không còn có thể đạt được trên thực tế, nhưng đã kêu gọi các chính phủ hành động nhanh hơn để cắt giảm khí thải CO2 để hạn chế vượt quá mục tiêu, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng nóng chết người, hạn hán và nước biển dâng cao.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận