Thông thường, mỗi năm có 12 kỳ trăng tròn tương ứng với 12 tháng. Nhưng do mặt trăng quay quanh trái đất trong 29,5 ngày, còn các tháng trong dương lịch có 30 hoặc 31 ngày nên mỗi năm dương lịch có nhiều hơn 11 ngày so với năm âm lịch.
Vì thế, sau khoảng 2-3 năm sẽ có một năm âm lịch có 13 tháng, tương ứng với 13 lần trăng tròn. Và lần trăng tròn thứ hai trong tháng dương lịch này được gọi là "trăng xanh".
Theo các bức ảnh ghi lại được của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA, màu sắc thực của bề mặt mặt trăng khi tròn lần thứ hai trong tháng là màu xám trắng. Tuy nhiên, do khúc xạ ánh sáng bởi lớp khói bụi phát tán trong không khí mà mặt trăng đôi khi có màu xanh nhạt.
Vào năm 1883, người dân ở khu vực cách núi lửa Krakatoa ở Indonesia khoảng hơn 600 km đã có dịp chiêm ngưỡng hiện tượng “trăng xanh”. Đó là vì núi lửa Krakatoa tỉnh giấc, phun tro bụi vào không gian khiến các hạt phân tử bụi có kích thước khoảng 1 micromet phủ đầy đám mây. Chúng nhỏ li ti nhưng đủ để hấp thu các tia sáng đỏ và cho phép các ánh sáng màu khác lọt qua.
Do đó, ánh sáng trắng của mặt trăng khi xuyên qua những đám mây sẽ có màu xanh dương, thi thoảng có màu xanh lá cây.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận