Tình trạng thiếu đang là bài toán nan giải đối với ngành hàng không toàn cầu - Ảnh: AFP
Còn theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), khách đi máy bay đạt 4,59 tỉ người trong năm 2019, tăng 38% so với năm 2014. Nguyên nhân: thu nhập của người dân đang tăng lên, trong khi hãng bay giá rẻ cung cấp dịch vụ vừa túi tiền hơn.
Còn theo Bloomberg, thiếu hụt phi công khiến nhiều chuyến bay bị hủy. Ví dụ như Hãng hàng không giá rẻ Flybe (Anh) phải hủy nhiều chuyến bay hồi tháng 4-2019. Trước đó vào năm 2017, Hãng bay Ryanair (Ireland) cũng khiến hơn 400.000 hành khách đau đầu vì hủy chuyến.
Trung tâm hàng không CAPA đầu năm nay ước tính chỉ riêng tại Đông Nam Á, các hãng hàng không giá rẻ đang đặt mua 1.400 máy bay, so với chưa tới 400 chiếc hiện đang hoạt động.
Điều đó cho thấy nhu cầu tuyển dụng phi công của các hãng bay còn lớn hơn nữa trong tương lai. Chủ tịch điều hành Peter Harbison của CAPA phát biểu tại Singapore hồi tháng 2 rằng: "Cơn khủng hoảng phi công đang kéo tới, khó khăn rất nhiều cho những hãng hàng không mới".
Mỗi ngày phải đào tạo 80 phi công
Ông Abdulla Al Hammadi - phó chủ tịch Học viện đào tạo bay Emirates tại Dubai - cho biết các học viện hàng không khắp nơi buộc phải đào tạo 80 phi công mỗi ngày mới có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu hiện nay và trong tương lai cho các hãng bay trên toàn thế giới.
Hãng bay nước ngoài giảm tiêu chuẩn phi công
Để giải quyết vấn nạn thiếu phi công hiện nay, tại Trung Quốc, các hãng dùng nhiều thủ thuật để giúp phi công được bay dễ hơn. Theo Nikkei, Air China gần đây đã giảm chiều cao, đồng thời nới tiêu chuẩn đối với phi công xuống còn 168-188cm thay vì 170-185cm như trước. Một số đối thủ của họ cũng dễ dãi hơn trong các tiêu chuẩn tuyển chọn, trong đó có cả yêu cầu về thị lực.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận